Quảng Ninh: Giải pháp nào đảm bảo cung cấp điện cho người dân và Doanh nghiệp

Vĩnh Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quảng Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao trong toàn quốc, trong thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều các khu vực có công suất tăng phụ tải tăng nhanh tại các KCN, KKT.

Vì vậy để đảm bảo nhu cầu điện ngành điện lực Quảng Ninh đang đưa vào vận hành các dự án nguồn điện, lưới điện.

 Nỗ lực đảm bảo nguồn điện cho DN, người dân

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang có nhiều KCN như; Sông Khoai; Nam Bắc Tiền Phong; Việt Hưng; Vân Đồn; Móng Cái..) do vậy việc đảm bảo cung cấp điện  đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện của tỉnh.

Quảng Ninh: Giải pháp nào đảm bảo cung cấp điện cho người dân và Doanh nghiệp - Ảnh 1

Lãnh đạo Điện lực Quảng Ninh thông tin tại buổi họp báo ngày 11/7/2023; thời gian qua phía Công ty Điện lực Quảng Ninh đã chủ động đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện: phối hợp, lập và trình EVN, EVNPC hàng loạt các dự án ĐTXD 220kV, 110kV, trung hạ thế trên địa bàn tỉnh.

Sau khi đưa vào vận hành đã đảm bảo cấp điện ổn định, nhu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên để đảm bảo nhu cầu điện trong thời gian tới, ngành điện cùng các nhà đầu tư đang tiếp tục đưa vào vận hành các dự án nguồn điện, lưới điện trên địa bàn như đẩy nhanh dự án Nhà máy điện Khí LNG (công suất 1.500MW) tại phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả bổ sung thêm nguồn phát cho Hệ thống điện Quốc Gia nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Đây là dự án đầu tiên được triển khai ngay sau khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt.

Lưới điện truyền tải 220kV đã xây dựng hoàn thành đưa vào vận hành TBA 220kV Yên Hưng (250MVA) đảm bảo cấp điện cho KCN Sông Khoai, các phụ tải khu vực TX Quảng Yên.

Giai đoạn 2023-2026 tiếp tục triển khai các dự án: Trạm biến áp 220 kV Nam Hòa (công suất 250MVA, dự kiến đóng điện Q4/2025); nâng công suất T2- TBA 220kV Yên Hưng (công suất 250MVA, dự kiến đóng điện Q4/2024); Trạm biến áp 220 kV Cộng Hòa (công suất 250MVA, dự kiến đóng điện Q2/2026)…

Quảng Ninh: Giải pháp nào đảm bảo cung cấp điện cho người dân và Doanh nghiệp - Ảnh 2

Tiếp tục triển khai 24 dự án: Trong đó 09 dự án đang thi công, 15 dự án đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư/lựa chọn nhà thầu, với tổng mức đầu tư là: 2.411 tỷ VNĐ (đưa vào đóng điện các TBA 110kV: Đông Triểu 2, Nam Hòa, Yên Cư, Hùng Thắng, Cao Thắng, Hoành Bồ, Ba Chẽ…)

Để đảm bảo cấp điện cho các phụ tải năm 2024, Công ty Điện lực Quảng Ninh đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng với 10 công trình, đưa vào thêm 47 TBA phân phối với tổng công suất: 15,33MVA. Trong đó khu vực Hạ Long, Bãi Cháy là 7 TBA với công suất là 2,8MVA.

Trong năm tiếp theo 2024-2025, với tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân của tỉnh Quảng Ninh hàng năm đến 10%, cộng với một số KCN có công suất lớn đưa thêm phụ tải vào như KCN Đông Mai (thêm 31MW), KCN Sông Khoai (thêm 127MW), KCN Tiền Phong (thêm 30MW), KCN Việt Hưng (thêm 50MW) thì nhu cầu công suất của tỉnh là rất lớn. Tuy nhiên với việc chủ động trong công tác ĐTXD trên địa bàn tỉnh, từ nay đến hết năm 2025 một số dự án NCS, lắp MBA T2, xây dựng mới các TBA 110kV (Lắp MBA T2 Vân Đồn, NCS T1 Móng Cái, NCS T1 Hà Tu, TBA 110KV Đông Triều 2, Nam Hòa, Yên Cư, Hùng Thắng, Cao Thắng, Hoành Bồ, Ba Chẽ, TBA 110kV KCN Tiền Phong, Amata 2, KCN Việt Hưng) đưa vào vận hành, khi đó theo tính toán của Công ty Điện lực Quảng Ninh tỷ lệ về Pmaxtb /S đặt trong năm 2024 là 1285/2773MVA~ 46,3%, năm 2025 là 1497/3065MVA~ 48,8% với tỷ lệ này trong ngưỡng 40-60%, cơ bản về tổng thể lưới điện khu vực Quảng Ninh sẽ đáp ứng được nhu cầu phụ tải, có độ ổn định cao so với mặt bằng chung của cả nước và có dự phòng cho phát triển phụ tải trong tương lai.

Đến hiện tại việc vận hành lưới điện và kết quả sản xuất kinh doanh như trên đã giúp Công ty Điện lực Quảng Ninh cơ bản đáp ứng tốt việc cấp điện phục vụ người dân, DN trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội.

Thực hiện tiết giảm điện theo yêu cầu của Tổng Công ty điện lực miền Bắc

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình trạng nắng nóng, hạn hán đã làm tăng nhu cầu sử dụng điện, các hồ thuỷ điện thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng (mực nước tại các hồ thủy điện như Sơn La, Hòa Bình đều dưới mực nước chết phải dừng phát điện). Toàn miền Bắc thiếu hụt khoảng ~5000MW, 

Để đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống lưới điện Quốc Gia. Công ty Điện lực Quảng Ninh đã thực hiện tiết giảm công suất theo lệnh Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc và theo lệnh của Tổng công ty Điện lực miền Bắc giới hạn công suất sử dụng cho toàn tỉnh Quảng Ninh theo phân bổ chỉ được sử dụng từ 508MW đến 676MW tùy theo từng khung giờ trong ngày, trong khi nhu cầu công suất sử dụng thực tế của tỉnh Quảng Ninh là từ 765MW đến 1081MW.

Quảng Ninh: Giải pháp nào đảm bảo cung cấp điện cho người dân và Doanh nghiệp - Ảnh 3

Đứng trước tình hình thiếu hụt điện nghiêm trọng Công ty điện lực chỉ đạo các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại khi bắt buộc phải thực hiện cắt điện luân phiên. Yêu cầu các đơn vị ngành Than đảm bảo cung cấp đủ than phục vụ hoạt động sản xuất điện; nhà máy nhiệt điện tăng cường giải pháp vận hành, hạn chế tối đa việc dừng sửa chữa bảo dưỡng, trừ trường hợp sự cố bất khả kháng; khẩn trương khắc phục sự cố, vận hành tối đa công suất cung cấp lên lưới điện quốc gia;

Thông báo ngừng giảm cung cấp điện cho khách hàng trên các phương tiện thông tin báo đài, trên Webside, tin nhắn SMS, ZALO.

Từ ngày 23/6 đến nay việc cung cấp điện trên địa bàn tỉnh đã quay trở lại bình thường, không thực hiện cắt điện luân phiên và tiết giảm công suất tại các nhà máy xi măng, phụ tải công nghiệp của tỉnh.