Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Ninh: Khánh thành cung Trúc Lâm Yên Tử tại khu danh thắng Yên Tử

Vĩnh Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 13/12 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khánh thành cung Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng tại khu danh thắng Yên Tử, TP Uông Bí.

Sau nhiều năm xây dựng, cung Trúc Lâm Yên Tử ở TP Uông Bí, Quảng Ninh đã khánh thành và đưa vào sử dụng các hoạt động văn hóa Phật giáo.

Đây là công trình đồ sộ nhất trong tổng thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử với tổng diện tích xây dựng giai đoạn 1 hơn 6.000m2, kinh phí 200 tỷ đồng, bắt đầu xây dựng vào năm 2017. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư.

Cung Trúc Lâm Yên Tử được khánh thành vào ngày 13/12/2023.
Cung Trúc Lâm Yên Tử được khánh thành vào ngày 13/12/2023.

Cung Trúc Lâm Yên Tử do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Bill Bensley thiết kế mang phong cách thiền - thời Trần, thế kỷ XIII. Công trình có 15 hàng cột lớn, 80 hàng ghế gỗ với tổng sức chứa gần 7.000 người, là nơi tôn vinh giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đây cũng là nơi tổ chức các sự kiện tưởng niệm, lễ hội, hội thảo và các hoạt động văn hóa phật giáo.

Hàng nghìn người dân, tăng ni phật tử có mặt tham dự đại lễ.
Hàng nghìn người dân, tăng ni phật tử có mặt tham dự đại lễ.

Kiến trúc cung Trúc Lâm nối tiếp giá trị văn hoá, tinh thần thiên nhiên của đất nước và con người Việt Nam, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc với người Việt.

Đây cũng là dịp tưởng niệm 715 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 - 2023). Cùng với các nghi lễ dâng hoa, dâng hương, các tăng ni, phật tử và nhân dân cùng tưởng niệm, ôn lại sự nghiệp và tôn vinh công đức to lớn của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, người đã trực tiếp hai lần lãnh đạo quân dân Ðại Việt thời nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên. Vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc, cũng là vị vua duy nhất đang ở trên đỉnh cao danh vọng, Ngài đã nhường ngôi cho con, chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp tu hành và đã hợp nhất các dòng thiền, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền thuần Việt, có tư tưởng nhập thế, gắn đạo với đời, xây dựng Yên Tử trở thành Kinh đô Phật giáo của quốc gia Đại Việt. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo.

Đây cũng là dịp tưởng niệm 715 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 - 2023). 
Đây cũng là dịp tưởng niệm 715 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 - 2023). 

Cung Trúc Lâm là điểm kết thúc của trục Tâm Đạo hay còn gọi là "trục linh" là không gian của một đường thẳng nối từ chính giữa cổng Khai Tâm đi qua một loạt hàng mục công trình.

Công trình có giá trị văn hoá, tinh thần thiên nhiên của đất nước và con người Việt Nam.
Công trình có giá trị văn hoá, tinh thần thiên nhiên của đất nước và con người Việt Nam.

Sau khi khánh thành đưa vào sử dụng sẽ cùng với chùa Đồng, Tượng Phật Hoàng và các công trình khác tạo cho Yên Tử một diện mạo mới. Vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị nhiều mặt của khu di tích danh thắng Yên Tử nối liền quá khứ hiện tại và tương lai./.