Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quốc hội Iraq bầu người đứng đầu và vị trí tổng thống

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Phát biểu sau khi tuyên thệ, ông Talabani tuyên bố sẽ chỉ định đương kim Thủ tướng Nuri al-Maliki thuộc Liên minh Quốc gia của người Shiite tiếp tục tại vị thêm một nhiệm kỳ bốn năm nữa, và có một tháng để thành lập chính phủ mới.

KTĐT - Phát biểu sau khi tuyên thệ, ông Talabani tuyên bố sẽ chỉ định đương kim Thủ tướng Nuri al-Maliki thuộc Liên minh Quốc gia của người Shiite tiếp tục tại vị thêm một nhiệm kỳ bốn năm nữa, và có một tháng để thành lập chính phủ mới.

Ngày 11/11, Quốc hội Iraq đã bầu người đứng đầu cơ quan này và vị trí tổng thống theo một thỏa thuận chính trị phức tạp, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, Tổng thống đương nhiệm Jalal Talabani người Cuốc không giành được 2/3 số phiếu cần thiết theo hiến pháp để tiếp tục tại vị do nhiều nghị sĩ thuộc Liên minh Người Iraq của người Sunni (IL) bỏ phòng họp.

Các nghị sỹ IL yêu cầu cơ quan lập pháp phải tuân thủ thỏa thuận do các đảng phái đã đạt được, trong đó có việc ban hành luật về Hội đồng quốc gia chỉ đạo các chính sách chiến lược, cho phép cựu Thủ tướng Iyad Allawi người Sunni có thêm nhiều quyền lực khi lãnh đạo Hội đồng này.

Tuy nhiên, sang vòng bỏ phiếu thứ hai, ông Talbani đã giành được 195/ 213 phiếu bầu, chính thức giữ ghế Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.

Phát biểu sau khi tuyên thệ, ông Talabani tuyên bố sẽ chỉ định đương kim Thủ tướng Nuri al-Maliki thuộc Liên minh Quốc gia của người Shiite tiếp tục tại vị thêm một nhiệm kỳ bốn năm nữa, và có một tháng để thành lập chính phủ mới.

Trước đó cùng ngày, Quốc hội Iraq cũng đã bỏ phiếu bầu nghị sĩ Osama al-Nujaifi của IL làm Chủ tịch Quốc hội. Ông Nujaifi là ứng cử viên duy nhất được chọn lựa cho vị trí này với 227/295 phiếu bầu.

Đêm 10/11, các đảng phái chính trị ở Iraq đã đạt được một thỏa thuận về phân chia những vị trí chủ chốt như thủ tướng, tổng thống và chủ tịch quốc hội. Việc phân bổ các ghế bộ trưởng dự kiến cũng sẽ được tiến hành theo mô hình tương tự.

Ngay lập tức, Mỹ đã hoan nghênh thỏa thuận chia sẻ quyền lực của Iraq, coi đây là một bước tiến lớn nhằm thành lập một chính phủ với nhiều thành phần, phản ánh đúng kết quả của bầu cử và có thể giúp giảm tình trạng bạo lực đang gia tăng mạnh ở quốc gia này ./.