Sẽ có 2 cụm thi
Theo quy chế mới, Bộ GD&ĐT tổ chức 2 cụm thi gồm: Cụm thi liên tỉnh cho thí sinh của ít nhất 2 tỉnh là thí sinh sử dụng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ và thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT chỉ sử dụng kết quả thi để xét tuyển;
Cụm thi tỉnh tổ chức thi tại tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, cụm thi này có thể tổ chức thi tại các trường THPT do sở GD&ĐT chủ trì với sự tham gia của các trường ĐH. Cụm thi tỉnh chỉ được thành lập trong trường hợp có đề nghị của UBND tỉnh. Đối với những vùng đặc biệt khó khăn, Bộ sẽ thống nhất với UBND tỉnh để đặt địa điểm thi phù hợp, tạo thuận lợi nhất cho các thí sinh. Bộ giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi cho các trường ĐH.
Bộ không phân biệt thí sinh thi tại cụm thi nào, các thí sinh đều cùng làm một đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, tăng mức yêu cầu vận dụng, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn, nên sẽ hạn chế việc quay cóp, trao đổi bài…
Ảnh minh họa.
|
Theo dự thảo quy chế mới, thời gian đăng ký dự thi của thí sinh sẽ thay đổi. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 15/4 hằng năm thay vì hạn cuối đăng ký trước ngày 1/4 như đã thông báo.
Đặc biệt, Quy chế mới cũng có nhiều điểm thay đổi so với dự thảo đã được công bố. Trong đó, điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 10 thay vì dự kiến thang điểm 20. Vì vậy, khi chấm thi theo thang điểm 10 với điểm lẻ đến 0,25, không quy tròn điểm.
Chính vì có sự thay đổi trên, việc xét công nhận tốt nghiệp cũng có sự điều chỉnh. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, không có bài thi nào từ 1 điểm trở xuống và có điểm xét tốt nghiệp quy định cho từng diện được công nhận tốt nghiệp.
Kết quả của 4 môn thi tối thiểu sẽ được sử dụng kết hợp với điểm trung bình học tập lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho tất cả thí sinh. Điểm các môn này đồng thời cũng được sử dụng để tuyển sinh vào các ngành phù hợp của từng trường ĐH, CĐ. Như vậy, để tham gia tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài các môn đã trùng với các môn tối thiểu để xét tốt nghiệp THPT, thì các thí sinh sẽ lựa chọn đăng ký dự thi thêm môn thi phù hợp để có thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Đề thi phân hóa từ dễ đến khó
Về đề thi, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết: “Đề thi đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Vì vậy, đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản và yêu cầu nâng cao. Đề thi trong kì thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12.
Đề thi đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Vì vậy, đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời được các câu hỏi này là đã đủ điều kiện để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để phân hoá thí sinh, phục vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ). Ví dụ thí sinh thi khối A thì môn Ngữ văn và Ngoại ngữ chỉ cần trả lời được các câu hỏi ở mức độ cơ bản cũng đã đủ điều kiện để có thể tốt nghiệp THPT….