Vấn đề cấp bách
Số liệu thống kê của Sở GTVT Hà Nội, thời gian gần đây, số lượng các phương tiện cá nhân (chỉ tính riêng ô tô và xe máy) đăng ký trên địa bàn TP tăng chóng mặt. Nếu năm 2015 TP mới chỉ có khoảng 5 triệu xe máy thì đến thời điểm hiện tại là trên 6 triệu phương tiện, dự báo đến năm 2025 với tốc độ tăng trưởng như hiện nay đường phố của Thủ đô sẽ phải “gánh” khoảng 11 triệu xe máy.Cùng với xe máy, phương tiện ô tô cá nhân cũng tăng đột biến trong thời gian gần đây. Nếu như năm 2010, số lượng xe ô tô tại Hà Nội là 200.000 xe, đến hết năm 2018 đã tăng lên khoảng 600.000 xe, tỷ lệ tăng trưởng khoảng 10 - 12%/năm, ước tính đến 2020 Hà Nội, có khoảng 750.000 xe và khoảng 2,4 triệu xe năm 2030. Với số lượng ô tô 600.000 chiếc, chiếm khoảng 6% dân số (tức khoảng 62 xe/1.000 dân), nhưng trên nhiều tuyến đường, ô tô đã chiếm gần hết diện tích mặt đường, các phương tiện xe máy khi tham gia giao thông tràn lên vỉa hè hoặc buộc phải xen kiểu “xôi đỗ” với phương tiện ô tô.
Trong số các phương tiện ô tô đang hoạt động tại Thủ đô, số taxi thực tế được thống kê hiện nay là 20.000 xe. Cùng với đó, số lượng xe chở khách dưới 9 chỗ tham gia loại hình taxi công nghệ hiện đã được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu lên đến 21.800 xe. Như vậy, số lượng xe taxi và phương tiện hoạt động như taxi trên địa bàn Hà Nội hiện nay là 41.800 chiếc. Chuyên gia về quản lý đô thị, Thạc sĩ Đinh Quốc Thái cho biết, việc gia tăng các phương tiện cá nhân một cách chóng mặt trong thời gian qua dẫn đến những áp lực lớn đối với hệ thống hạ tầng giao thông, gây ách tắc, thiếu trầm trọng hạ tầng kỹ thuật phụ trợ như bãi đỗ, bến chờ...Nhiều tuyến phố, Hà Nội đã phải hy sinh 1 - 2 làn xe chỉ để cho ô tô đỗ, mà lẽ ra có thể sử dụng không gian đó để làm làn dành riêng cho xe buýt hoặc xe đạp. Nhiều không gian công cộng khác cũng đã bị chiếm dụng một cách bất đắc dĩ để làm chỗ đỗ cho ô tô, mặc dù không gian vui chơi cho trẻ em hay vườn hoa công cộng cho người già còn đang rất thiếu. “Quy hoạch hệ thống hạ tầng GTVT được xem là vấn đề cấp bách đối với Thủ đô hiện nay, cần phải nhanh chóng đưa đồ án quy hoạch GTVT vào thực hiện nhằm bảo đảm cho hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của Nhân dân” – Thạc sĩ Đinh Quốc Thái chia sẻ.Gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hộiNăm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 519/QĐ-TTg phê duyệt đồ án quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo ước tính, để thực hiện đồ án này Hà Nội sẽ cần tới khoảng 1.235.380 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống giao thông thông minh kết nối gần 10 tuyến đường sắt đô thị, khép kín đường vành đai, xây dựng nhiều cầu vượt sông...TS.KS Nguyễn Ngọc Quang – Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, nhiều đô thị trên thế giới đã phải trả giá đắt khi dành quá nhiều không gian đô thị cho ô tô hoặc phải bỏ ra những khoản kinh phí khổng lồ để đầu tư xây dựng thêm nhiều bãi đỗ, cầu vượt, hầm chui cho ô tô di chuyển, mà vẫn phải chịu cảnh tắc nghẽn và ô nhiễm không khí. “Ví dụ, TP Los Angeles (Mỹ) đã dành tới 70% diện tích của đô thị chỉ để dành cho ô tô đỗ và di chuyển, không gian còn lại cho con người chỉ vẻn vẹn có 30%. Hay Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã phải làm các con đường 2 - 3 tầng vòng vèo, uốn lượn, đi mất 30 - 40 phút mới về đến nhà, mặc dù khoảng cách đường chim bay chỉ vài trăm mét... Đúng là tiền thì mất mà tật vẫn mang!” - TS.KS Nguyễn Ngọc Quang nói.Xét về hiệu quả chuyên chở hành khách, ô tô con cá nhân thuộc loại kém nhất, khi chỉ vận chuyển được 9.000 - 13.000 người/giờ/làn, chỉ ngang với đi bộ và xe đạp, nhưng thấp hơn xe máy và xe buýt vì không gian chiếm dụng lớn nhưng hệ số sử dụng lại thấp khi chỉ chở trung bình khoảng 1,2 người/xe. Xét về hiệu quả xã hội, ô tô là phương tiện có lợi nhất cho cá nhân, nhưng xã hội lại phải bỏ ra kinh phí gấp gần 10 lần để đầu tư xây dựng đường sá, bãi đỗ...Theo KS Trần Dân – Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, nhiều TP trên thế giới đều khuyến khích phát triển các loại hình giao thông xanh, bao gồm vận tải hành khách công cộng, đi bộ và xe đạp. Hà Nội cũng cam kết phát triển theo hướng bền vững và cần phải rút ra bài học được gì từ những thất bại của các TP trong khu vực khi đã quá ưu ái cho ô tô như Manila (Phillipines), Jarkata (Indonesia) hay Bangkok (Thái Lan). “Sau khi có quy hoạch tổng thể, trong quá trình thực hiện thì quy hoạch giao thông phải đi trước một bước, cập nhật cả quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch về đất đai, quy hoạch hạ tầng của các thành phần khác, để làm sao đưa hệ thống GTVT hòa nhập và gắn liền với nhu cầu phát triển của các tổng thể đó. Đồng thời cũng phải tăng cường khai thác không gian ngầm, không gian trên cao kết hợp với giao thông đường bộ hiện tại là một trong những giải pháp nền tảng để giải quyết tổng thể bức tranh giao thông cho TP” - KS Trần Dân chia sẻ.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cũng như các tổ chức vận tải trên địa bàn là định hướng trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo làm căn cứ để Hà Nội đầu tư các kết cấu hạ tầng giao thông. Trên cơ sở của nền kết cấu hạ tầng, tổ chức GTVT để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của Nhân dân Thủ đô.Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện |