Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sách trắng mới của Trung Quốc: Lời biện bạch của Bắc Kinh?

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sách trắng Trung Quốc mới công bố chỉ trích những đối sách kinh tế của Mỹ nhằm vào nước này.

Tầm nhìn của Trung Quốc về mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, được nêu trong sách trắng gần đây, được cho là đang bị mắc kẹt trong quá khứ. Ảnh: Bloomberg 
Theo một tài liệu về quan hệ thương mại Mỹ-Trung được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố hôm 24/9, ngoài việc lo lắng về vai trò kinh tế của mình trên thế giới, Mỹ nên nhận ra 2 nước đã hỗ trợ lẫn nhau như thế nào.
"Thương mại song phương Trung Quốc - Mỹ có sự bổ sung mạnh mẽ cho nhau. Mỹ đứng ở vị trí trung và cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia xuất khẩu hàng hóa tự sản xuất và hàng hóa trung gian sang Trung Quốc. Còn lại ở vị trí trung và thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu hàng tiêu dùng và thành phẩm sang Mỹ. Hai quốc gia phát huy lợi thế so sánh và thương mại hai chiều rất có tính bổ sung."
Sách trắng này có vẻ như là một mô hình thương mại được phát triển bởi các nhà kinh tế học người Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin từ đầu thế kỷ 20. Các nước có nhiều vốn và đất đai (như Mỹ) sẽ chuyên xuất khẩu các hàng hóa thâm dụng vốn như nông sản, dịch vụ và vật liệu tiên tiến. Những nước có lực lượng lao động lớn, như Trung Quốc, sẽ tập trung vào các sản phẩm thâm dụng lao động như hàng tiêu dùng và hàng hóa cơ bản.
Không thể phủ nhận rằng sách trắng là một mô tả tốt về mối quan hệ song phương được phát triển trong 2 thập kỷ qua, tuy nhiên vấn đề là, kỳ vọng của cả hai bên trong những năm tới sẽ rất khác nhau.
Nhân công

Thực tế cho thấy, sự bùng nổ lao động của Trung Quốc sắp kết thúc. Lực lượng lao động của nước này đã giảm vào năm ngoái - là lần đầu tiên trong 5 thập kỷ, đưa nó cùng với Nga, Nhật Bản, Ý và Tây Ban Nha là một trong số ít các nền kinh tế lớn có lực lượng lao động bị thu hẹp. Trong 5 năm qua, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và Liên minh châu Âu - chưa kể đến hơn chục nước đang phát triển - mỗi nước tăng thêm nhiều công nhân hơn Trung Quốc. Điều này sẽ không thay đổi thực tế rằng Trung Quốc vẫn giữ hơn một phần năm lực lượng lao động thế giới, nhưng nó là một minh chứng cho thấy cách mà nền kinh tế các nước đang thay đổi.
Vốn cũng đang dịch chuyển theo cách tương tự. Cổ phiếu của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong năm 2012, theo dữ liệu do Đại học Groningen biên soạn, và tiếp tục tăng trưởng kể từ đó. Thậm chí vốn còn điều chỉnh theo quy mô dân số của mõi nước, cho thấy sự thay đổi rất ấn tượng: Năm 2000, số vốn của mỗi người Mỹ gấp khoảng 12 lần so với Trung Quốc. Đến năm 2014, tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 3 lần. Sự bùng nổ đầu tư của Trung Quốc trong năm 2016 và 2017 có thể đã khiến tỷ lệ này trượt xa hơn.
Đầu tư

Một con số trong sách trắng của Trung Quốc về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cho thấy, vấn đề không nằm ở lịch sử mối quan hệ bổ sung giữa 2 nước, mà là ở tương lai của sự giàu có ngày càng tăng và những thay đổi về nhân khẩu. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến một mô hình mà Bắc Kinh đề xuất.
Năm 2003, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Mỹ chỉ 65 triệu USD. Điều này cho thấy, sau khi tất cả, Trung Quốc là một nền kinh tế đã thúc đẩy tìm kiếm đầu tư từ các quốc gia giàu có hơn.
Tuy nhiên kể từ trở đi đã có sự thay đổi đáng kể: Sau khi đạt 17 tỷ USD vào cuối năm 2016, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng lên 67 tỷ USD một năm sau đó, theo số liệu của Bộ Thương mại, cho thấy đang trên đà vượt qua số tiền đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc vốn đạt 83 tỷ USD vào năm 2017.
Đảo chiều

Nhiều hành động của Bắc Kinh đang khiến Washington phải lo lắng, bao gồm việc mua lại các công ty công nghệ cao của nước ngoài hay nâng cấp chuyên môn sản xuất thông qua chương trình Hàng Trung Quốc 2025, nhằm góp phần bù đắp cho sự suy giảm dần lực lượng lao động của nước này. Mong muốn đó là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng nó trở thành dấu hiệu báo động cho các nền kinh tế lớn khác. Trong việc đẩy mạnh chuỗi giá trị, Trung Quốc đang dần chuyển từ một đối tác bổ sung thành một đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên điều này có thể vẫn còn vài năm nữa mới thực sự hiện hữu, bởi dù vốn đầu tư của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng nhưng mức này vẫn mới chỉ khiến quốc gia này có thu nhập trung bình ngang bằng với Mexico và Nga, ít nhiều vẫn đứng sau Brazil.
Mặc dù vậy, không có gì ngạc nhiên khi cả Mỹ và Trung Quốc đều chú ý đến những triển vọng xa hơn, với tham vọng là vị trí lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050.
Để quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia trở nên dễ dàng hơn, Mỹ cần chấp nhận rằng xung đột là điều không thể tránh khỏi, nhưng Trung Quốc cũng cần phải trung thực về những gì đang xảy ra. Tập trung vào quá khứ sẽ chỉ cho thấy một Bắc Kinh thiếu tự tin trong mắt các đối tác mà Trung Quốc đang tìm kiếm sự hỗ trợ.