Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sử dụng vật liệu thông minh: Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

Lê Mai
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Xu hướng xây dựng thông minh đang phát triển nhanh chóng tại các TP trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia, một trong những vấn đề lớn nhất quyết định “tính thông minh” của một công trình là khả năng tiêu thụ năng lượng thấp, cũng chính là thành tố cơ bản để hình thành nên những thành phố thông minh của tương lai.

Chọn vật liệu thông minh
Để xây dựng một thành phố thông minh, điều cốt lõi là các công trình xây dựng trong đó phải đáp ứng được các tiêu chí về sự bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, đặc biệt phải tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Hiện nay, những tiêu chí này đang được coi là “xu hướng”.
Các vật liệu thông minh giúp mang đến không gian sống tiết kiệm năng lượng. Ảnh minh hoạ.
Một công trình xây dựng theo hướng thông minh, đảm bảo những tiêu chí trên chắc chắn không thể thiếu vật liệu thông minh - những vật liệu thay thế cho những loại vật liệu truyền thống không còn đáp ứng được tiêu chuẩn.
Thời gian vừa qua lĩnh vực vật liệu cho thấy những bước tiến dài về công nghệ, tạo ra những loại vật liệu mới mẻ và tính năng đột phá gây bất ngờ cho giới xây dựng. Ví dụ như gạch thông minh giúp điều hòa nhiệt độ công trình, bê tông tự chảy giúp mọi loại vật liệu đông cứng chỉ sau 5 giờ, bê tông cốt thủy tinh phủ nano có khả năng biến tấu đa dạng…
Riêng ngành sơn, sự cải tiến công nghệ theo hướng xanh và thông minh đang diễn ra tích cực để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Những con số “biết nói”
Theo thống kê, tại Việt Nam, 60% lượng điện năng tiêu thụ cho mục đích làm mát và chiếu sáng. Đối với tòa nhà là trung tâm thương mại, siêu thị, 75% năng lượng được tiêu tốn bởi điều hòa không khí; 10% là thiết bị chiếu sáng, các thiết bị khác chiếm 15%. Đối với khách sạn, các con số này lần lượt là 60%, 25% và 15%. Điều đó cho thấy, các tòa nhà và căn hộ thường tiêu tốn quá nhiều năng lượng, nhưng thực tế hoạt động lại không đạt hiệu quả cao.
Hiện nay, với tầm nhìn phát triển theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường, các sản phẩm sơn đã được áp dụng những nghiên cứu công nghệ hiện nên có tính năng giúp tiết kiệm năng lượng và đạt hiệu suất làm việc tốt nhất. Công nghệ KeepCool trong các sản phẩm sơn giúp bề mặt tường giảm nhiệt tới 5 độ C và giảm 10 - 15% chi phí năng lượng làm mát nhờ công nghệ tối đa hóa phản xạ năng lượng mặt trời.
Bên cạnh đó, công nghệ Dual-Tech (phát minh kết hợp giữa sơn lót và sơn phủ tạo thành một màng sơn dày tương đương hệ thống sơn 3 lớp thông thường) cũng giúp tăng hiệu suất công việc lên đến 30%, tiết kiệm nguồn lực, thời gian, chi phí và công sức khi thi công công trình.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, trên thị trường đã có nhiều dòng sản phẩm sơn, từ sơn trang trí, sơn hàng hải, sơn tĩnh điện, sơn gỗ và kim loại, sơn công nghiệp không chỉ có những ưu điểm trên mà còn được nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiến bộ như TimeResist, StainResist, Paint Happy, Airfresh… đáp ứng những nhu cầu lớn hơn về tính bền vững cho cộng đồng, mang lại môi trường sống an toàn và tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
“Khi trách nhiệm xã hội được ưu tiên quan tâm, đồng hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển thì việc ra đời các vật liệu thông minh, đáp ứng được nhu cầu của các mô hình thành phố thông minh tương lai, sẽ phần nào giúp giảm gánh nặng vấn đề xã hội và góp phần tạo nên chuẩn mực mới cho các công trình trong thời đại mới” - một chuyên gia nhận định.