Chỉ số CPI tháng 9 tăng mạnh do học phí đầu năm học
Trong 11 nhóm hàng hóa dịch vụ, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước. Nhóm hàng hóa và dịch vụ giáo dục tăng mạnh nhất 5,74%.Nguyên nhân là do trong tháng vừa qua, có 41 tỉnh thành thực hiện lộ trình tăng học phí trùng với thời điểm năm học mới bắt đầu đã khiến chỉ số giá hàng hóa dịch vụ giáo dục tăng mạnh nhất trong năm.Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng giá xăng, dầu 2 đợt vào ngày 5/9/2017 và ngày 20/9/2017 đã kéo chỉ số giá nhóm giao thông tăng 1,51% góp phần làm CPI tháng 9 tăng 0,14%.Ngoài ra, giá dịch vụ y tế tăng 0,31% do tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo các quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Lào Cai cũng đẩy CPI của cả nước đi lên.Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,25% (dịch vụ y tế tăng 0,31%) do trong tháng có 3 tỉnh, thành thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế.Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08%, trong đó lương thực tăng 0,14%; thực phẩm tăng 0,06% do giá thực phẩm tươi sống tăng cao; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,11%.Riêng các nhóm ngành hàng như văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,08%; bưu chính viễn thông giảm 0,04% so với tháng trước.Các yếu tố kìm cương đà tăng của CPI là giá thịt lợn liên tục giảm mạnh do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu thu mua thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc giảm; hoạt động bình ổn thị trường, không để xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến được thực hiện tốt.Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 9/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2017 tăng 1,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.Về Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó GDP quý III tăng rất cao đạt 7,46%, cao hơn nhiều so với mức tăng GDP của quý I là 5,15% và quý II 6,28%.
Thay Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam
Theo Quyết định số 254/QĐ-GVN.HN ngày 18/9/2017, ông Nguyễn Việt Đức - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam nhận công tác và giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam từ ngày 21/9.
Ông Nguyễn Việt Đức - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty cũng từ 21/9. Theo đó, ông Nguyễn Việt Đức cũng giữ vai trò là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.Trước đó, ông Vũ Thanh Bình (sinh ngày 4/8/1958 và có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh), thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc để làm thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên Vinapaco.
Ông Vũ Thanh Bình và một số lãnh đạo của Vinapaco có liên quan đến trách nhiệm để cho nhiều đơn vị thuộc ngành giấy làm ăn thua lỗ trong thời gian dài.Trong số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ của Vinapaco có vụ việc đáng chú ý là phần vốn góp hàng chục tỷ đồng của tổng công ty này tại Công ty Cổ phần Giấy BBP (Công ty BBP) hiện đang có nguy cơ mất trắng.
Theo bản báo cáo công nợ tại Công ty Cổ phần Giấy BBP giai đoạn từ năm 2011 - 2016 của Ban kiểm soát nội bộ Tổng công ty Giấy Việt Nam, trong năm 2011 tại tại Công ty Cổ phần Giấy BBP phát sinh khoản công nợ khó đòi lên tới hơn 31 tỷ đồng.
Đến hết năm 2014, Công ty BBP ghi nhận lỗ lũy kế hơn 210 tỷ trên tổng số hơn 218,5 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, đồng nghĩa mất 96,4% vốn chủ sở hữu. Năm 2015, Công ty BBP tiếp tục lỗ thêm hơn 45 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý 1/2017 của Tổng công ty Giấy Việt Nam cho thấy doanh thu 537 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 17,8 tỷ. Lợi nhuận của tổng công ty tăng đáng kể.
Lũy kế đến 31/3/2017, công ty mẹ Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn lỗ gần 100 tỷ đồng. Trước đó, cuối năm 2016, mức lỗ còn lên tới 120 tỷ đồng.
Trong danh sách 42 dự án có dấu hiệu đầu tư kém hiệu quả được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây, Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng góp mặt với 8 dự án. Tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng của 8 dự án này lên tới trên 11.000 tỷ đồng.
Việt Nam tăng hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu
Bên cạnh đó, thương mại cũng là một trong những yếu tố chính góp phần vào sự thăng hạng của Việt Nam năm nay. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ giá trị nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đứng thứ 11 về chỉ số xuất khẩu.
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) có thể giảm một số cơ hội, nhưng báo cáo cho rằng Việt Nam vẫn phát triển mạnh nhờ lợi thế xuất khẩu.
Trong khi đó, Indonesia xếp hạng 36 so với hạng 41 vào năm 2016 nhờ lợi thế về chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hạ tầng. Dù có thăng trầm trong nhưng năm gần đây nhưng Indonesia đã tăng 14 bậc so với cách đây 5 năm.
Nhìn chung, các quốc gia Đông Nam Á đều có sự tiến bộ trong báo cáo năm nay, với những thứ hạng rất cao như: Singapore (thứ 3); Malaysia (thứ 23), Thái Lan (thứ 32).
Dẫn đầu bảng xếp hạng của WEF không phải là các nền kinh tế lớn của thế giới. Thụy Sĩ, quốc gia nhỏ ở châu Âu, mới là nước có điểm năng lực cạnh tranh cao nhất, theo sau là Mỹ.
Trung Quốc, nền kinh tế thứ 2 thế giới, dù tăng hạng nhưng vẫn nằm ở vị trí thứ 27, một khoảng cách khá xa so với Nhật Bản (thứ 9).
Chậm thoái vốn, 2 ông lớn ngành bia có thể bị chuyển về SCIC
Theo ông Tiến, dự kiến, Bộ Công Thương sẽ tiến hành thoái vốn tại Sabeco, Habeco trong tháng 10/11/2017 để chuyển tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trước ngày 1/12/2017.
"Trường hợp đến ngày 30/9/2017, Bộ Công Thương chưa hoàn thành việc công bố bản cáo bạch về việc thoái vốn Nhà nước tại Sabeco hoặc Habeco thì Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn tại hai doanh nghiệp này sang SCIC để đảm bảo việc thoái vốn Nhà nước", ông Tiến cho biết.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng khẳng định, việc chuyển giao để nhằm đảm bảo tiến độ thoái vốn nhanh hơn do SCIC là tổ chức chuyên trách thoái vốn, đã có kinh nghiệm, quy trình thoái vốn Nhà nước số lượng lớn.
Theo kế hoạch được Bộ Công Thương công bố hồi tháng 8 năm ngoái, cơ quan này dự kiến thực hiện thoái toàn bộ gần 82% vốn Nhà nước đang nắm giữ tại Habeco ngay trong năm 2016, dự kiến thu về 9.000 tỷ đồng. Còn việc thoái vốn tại Sabeco sẽ được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 bán 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.000 tỷ đồng thực hiện trong năm 2016 và đợt 2 bán 36% vốn điều lệ còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017.
Tháng 10/2016, Bộ Công Thương đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thoái vốn Nhà nước tại Sabeco, Habeco với Trưởng ban là Thứ trưởng Cao Quốc Hưng và 10 thành viên là lãnh đạo các phòng ban chuyên trách tại Bộ Công Thương, lãnh đạo Sabeco, Habeco.