Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Syria sẽ phản ứng gì sau vụ phóng tên lửa hàng loạt của Mỹ?

Tú Anh (Theo USAToday)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Vụ Mỹ phóng tên lửa Tomahawk vào Syria đêm 6/4 nhằm phản ứng vụ sử dụng vũ khí hóa học khiên gần 90 người thiệt mạng hôm 5/4

Phát biểu tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida, ông Trump cho rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã dùng khí độc khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Ông ra lệnh "tấn công quân sự có mục tiêu" vào căn cứ không quân nơi mở màn vụ tấn công hóa học. Trump cho rằng các cuộc tấn công là "lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu" của Mỹ.
 
Với việc tấn công các mục tiêu quân sự Syria, ông Trump muốn ngăn ông Assad tái diễn hành động tấn công hóa học. Việc phóng hàng chục tên lửa Tomahawk vào Syria đêm 6/4 nhằm phản ứng vụ sử dụng vũ khí hóa học khiên gần 90 người thiệt mạng hôm 5/4 dấu lần đầu quân đội Mỹ tấn công trực diện vào chính quyền Tổng thống Assad, chỉ 2 ngày sau khi 86 người thiệt mạng do vụ tấn công hóa học sát thương.
“Vụ tấn công nhằm cảnh cáo hành vi sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Tổng thống Syria”, theo Người đứng đầu Hải quân Mỹ Jeff Davis cho biết.
Ông Trump dường như muốn đánh cược rằng Syria sẽ không có hành động trả thù, và rằng các đồng minh quân sự chính của ông Assad như Nga và Iran sẽ kiềm chế đáp trả. Quan đội Iran ở Syria và Nga đã ủng hộ “đế chế” Assad từ năm 2015. Việc Nga tham gia vào cuộc khủng hoảng đã chuyển hướng cuộc nội chiến kéo dài 6 năm này sang có lợi cho ông Assad.
Theo ông Davis, quân đội Mỹ đã báo với lực lượng Nga về vụ phóng tên lửa trước khi thực hiện. Hai bên trao đổi qua đường dây liên lạc được thiết lập để tránh xung đột giữa các máy bay chiến đấu Nga và Mỹ ở Syria.
Theo USAToday, cuộc phóng tên lửa mặt khác giảm khả năng Mỹ bị kéo vào một cuộc chiến mới hay khiến chính quyền ông Assad sụp đổ, tạo khoảng trống quyền lực mà rất có thể IS hay các phiến quân khác tại Syria có thể nhảy vào.
“Quân đội Mỹ đã cẩn trọng để giảm rủi ro cho quân đội Nga và Syria ở căn cứ quân sự nói trên”, theo ông Davis.
Chính quyền ông Assad vẫn có thể tiếp tục duy trì sau vụ phóng tên lửa, và người lãnh đạo Syria sẽ đợi thời cơ, thay vì phản ứng mạnh mẽ lại vụ việc. 
Vụ tấn công cũng một lần nữa làm nổi bật sự khó xử của ông Trump cũng như người tiền nhiệm Barack Obama trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Hai chính quyền đều lên tiếng kêu gọi lật độ ông Assad nhưng chưa có hiệu quả.  Hồi năm 2013 khi Syria thực hiện tấn công hóa học ở khu ngoại ô Thủ đô Damascus khiến hơn 1.000 người thiệt mạng, ông Obama khẳng định hành động này “vượt quá ranh giới” nhưng vẫn kiềm chế không sử dụng biện pháp quân sự.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, việc thúc đẩy chính quyền ông Assad sụp đổ dự kiến sẽ gây ra hỗn loạn và chính quyền Tổng thống Trump, thay vào đó sẽ theo đuổi các biện pháp ngoại giao.
Tuy nhiên, hành động của ông Trump được coi là mạo hiểm bởi một khi lực lượng quân sự được đụng đến thì rất khó để dự đoán các diễn biến tiếp theo.
Được thực hiện vào khoảng 8h40 phút tối 6/4 (giờ địa phương), vụ phóng tên lửa hành trình Tomahawk diễn ra vào thời điểm có ít hoạt động tại khu căn cứ quân sự, nhằm vào các máy bay, khu chứa máy bay, hệ thống phòng thủ trên không… “những thứ giúp căn cứ này hoạt động”, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Davis, nhằm giảm khả năng vận chuyển các vũ khí hóa học của nước này.