Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tại sao Pháp trở thành mục tiêu tấn công của khủng bố?

Lan HươngTheo Reuters
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Pháp là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất châu Âu. Những người thiểu số thuộc cộng đồng này thường có tâm lý mặc cảm vì là “công dân hạng 2” và dễ bị bùng phát thành bạo lực khi tiếp xúc với tư tưởng cực đoan.

Sau vụ tấn công khủng bố đúng vào ngày Quốc khánh, nhiều thông tin từ cơ quan chức năng cho thấy, kẻ tấn công có liên quan tới Hồi giáo cực đoan. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công và tuyên bố, thủ phạm Mohamed Lahouaiej Bouhlel - người lái chiếc xe tải đâm vào đám đông hôm thứ Năm tuần trước.
Hung thủ Mohamed Lahouaiej Bouhlel được cho là bị cực đoan hóa nhanh chóng.
Hung thủ vụ tấn công tại Nice được cho là bị cực đoan hóa nhanh chóng.
Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho biết, kẻ tấn công 31 tuổi đã bị “cực đoan hóa nhanh chóng”. Công tố viên Paris hôm thứ Hai xác nhận, tên này đã có sự quan tâm tới chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Các vụ khủng bố gần đây tại Pháp đang khiến cộng đồng Hồi giáo rơi vào cảnh bị kỳ thị nặng nề. Ở khu ngoại thành nghèo Ariane của Nice, Pháp, cộng đồng người Hồi giáo đang cảm thấy bị đổ lỗi “oan” cho vụ tấn công bằng xe tải hôm 14/7 đã khiến 84 người thiệt mạng và lo sợ rằng, sự phân biệt đối xử và chia rẽ xã hội đang ngày một gia tăng.

Sau vụ tấn công ở Nice,rất nhiều người Hồi giáo ở Ariane và một số nơi khác như Younis - nơi người nhập cư Marocco cho biết, toàn bộ cộng đồng đã bị đổ lỗi mỗi khi có khủng bố xảy ra ở Pháp, ở châu Âu. "Bây giờ vấn đề trở thành phân biệt đối xử tôn giáo", một người nhập cư giấu tên, ngồi ở lối vào một căn chung cư 8 tầng lụp xụp đối diện nhà thờ nhỏ ở vùng ngoại ô nói.

Trong nhiều thập kỷ, Nice vốn nổi tiếng với các siêu du thuyền cùng đại lộ 2 hàng cọ trải dài bên bờ biển, đã trở thành cửa ngõ cho làn sóng người nhập cư đến từ các thuộc địa cũ của Pháp như Tunisia, Morocco và Algeria.
Nếu không có iện pháp ngăn chặn, có thể sẽ xảy ra nhiều vụ tấn công tương tự tại Nice ở châu Âu.
Nếu không có biện pháp ngăn chặn, có thể sẽ xảy ra nhiều vụ tấn công tương tự tại Nice ở châu Âu.
IS đã mất nhiều lãnh thổ ở Iraq và Syria trong năm nay. Một số quan chức lo ngại, tổ chức này có thể kêu gọi những kẻ ủng hộ tăng cường tiến hành các cuộc tấn công ở châu Âu.
Nhà tâm lý học Brigitte Juy nhận định, thanh niên Hồi giáo luôn mặc cảm vì vị trí nhập cư và tức giận với xã hội Pháp thường dễ dàng bị những kẻ tuyển dụng chiến binh tiêm nhiễm tư tưởng Hồi giáo cực đoan.

Bà Juy phân tích, hồ sơ của Bouhlel cho thấy, tên này là người tâm lý không ổn định, cảm thấy bị cô lập và nhạy cảm với sự bùng phát bạo lực. Tuy nhiên, Bouhlel không phải là trường hợp cá biệt. 

Tại một thời điểm nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau khiến cho họ tìm kiếm một “phương thuốc” để giải quyết các ức chế tâm lý của họ bằng bạo lực,  bà Brigitte Juy lưu ý.