KTĐT - Mức tiêu thụ hàng hóa tại Thủ đô năm nay không sôi động như những năm trước. Lượng người tới mua sắm tại các siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh hàng Tết hầu hết đều giảm.
Báo cáo về công tác phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy: Dự kiến nhu cầu hàng hóa trong tháng Tết sẽ tăng khoảng 25% so với các tháng trong năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ước đạt 14.000 tỷ đồng.
Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết khá phong phú. Siêu thị Fivimart chuẩn bị 350 tỷ đồng cho hơn 20 nghìn mặt hàng phục vụ Tết, Big C chuẩn bị lượng hàng khoảng 150 tỷ đồng, Metro là khoảng 700 tỷ đồng…. Nhìn chung lượng hàng hóa năm nay khá đa dạng, dồi dào, đảm bảo chất lượng. Giá cả cũng không có những biến động lớn. Các đơn vị cũng đã chủ động dự trữ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường sau Tết.
Nhưng do người dân chỉ thực sự tập trung mua bán vào ngày rằm tháng Chạp, các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày giáp Tết là 28, 29 và 30 nên “mức tiêu thụ hàng hóa năm nay không sôi động như năm trước, ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công Thương Hà Nội đánh giá. Nguyên nhân chủ yếu ông Khánh cho là do trước Tết thời tiết nắng nóng kéo dài.
Tại các chợ buôn bán rau củ quả lớn như Long Biên (quận Ba Đình), chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai), chợ nông sản, thực phẩm Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) và các chợ dân sinh lượng khách đến mua bán cũng giảm hẳn so với năm ngoái. Trước ngày 23 Tết lượng tiêu thụ tại các chợ khá chậm, chỉ sau ngày này sức mua mới bắt đầu tăng và tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tươi sống, rau củ quả.
Tuy nhiên theo ông Khánh năm nay các mặt hàng có chất lượng sản xuất trong nước được người tiêu dùng lựa chọn và tiêu thụ nhiều hơn. Mặt hàng hoa quả Trung Quốc hầu như không tiêu thụ được.
Do đó, doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vẫn đạt 450 tỷ đồng tăng 15% so với Tết năm trước, siêu thị Big C đạt 180 tỷ đồng tăng 22% với với cùng kỳ năm trước, và tăng 12% so với dự kiến… Riêng Metro lại giảm 4,8% so với năm ngoái, doanh thu chỉ đạt 670 tỷ đồng.
Báo cáo về công tác phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy: Dự kiến nhu cầu hàng hóa trong tháng Tết sẽ tăng khoảng 25% so với các tháng trong năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ước đạt 14.000 tỷ đồng.
Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết khá phong phú. Siêu thị Fivimart chuẩn bị 350 tỷ đồng cho hơn 20 nghìn mặt hàng phục vụ Tết, Big C chuẩn bị lượng hàng khoảng 150 tỷ đồng, Metro là khoảng 700 tỷ đồng…. Nhìn chung lượng hàng hóa năm nay khá đa dạng, dồi dào, đảm bảo chất lượng. Giá cả cũng không có những biến động lớn. Các đơn vị cũng đã chủ động dự trữ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường sau Tết.
Nhưng do người dân chỉ thực sự tập trung mua bán vào ngày rằm tháng Chạp, các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày giáp Tết là 28, 29 và 30 nên “mức tiêu thụ hàng hóa năm nay không sôi động như năm trước, ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công Thương Hà Nội đánh giá. Nguyên nhân chủ yếu ông Khánh cho là do trước Tết thời tiết nắng nóng kéo dài.
Tại các chợ buôn bán rau củ quả lớn như Long Biên (quận Ba Đình), chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai), chợ nông sản, thực phẩm Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) và các chợ dân sinh lượng khách đến mua bán cũng giảm hẳn so với năm ngoái. Trước ngày 23 Tết lượng tiêu thụ tại các chợ khá chậm, chỉ sau ngày này sức mua mới bắt đầu tăng và tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tươi sống, rau củ quả.
Tuy nhiên theo ông Khánh năm nay các mặt hàng có chất lượng sản xuất trong nước được người tiêu dùng lựa chọn và tiêu thụ nhiều hơn. Mặt hàng hoa quả Trung Quốc hầu như không tiêu thụ được.
Do đó, doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vẫn đạt 450 tỷ đồng tăng 15% so với Tết năm trước, siêu thị Big C đạt 180 tỷ đồng tăng 22% với với cùng kỳ năm trước, và tăng 12% so với dự kiến… Riêng Metro lại giảm 4,8% so với năm ngoái, doanh thu chỉ đạt 670 tỷ đồng.