Ngày 18/11, nội các Thái Lan đã tán thành một dự luật mới về kiểm soát các cuộc biểu tình- hoạt động vốn gây nhiều biến động chính trị ở đất nước này.
Vấn đề xây dựng Luật Biểu tình được dư luận Thái Lan chú ý từ hơn 10 năm nay, sau khi xảy ra hàng loạt các cuộc biểu tình.
Theo dự luật mới này, các nhà tổ chức biểu tình chính trị sẽ phải xin giấy phép của cảnh sát trước khi biểu tình 24 giờ.
Người biểu tình bị cấm tuyệt đối việc kéo đến chiếm giữ các tòa nhà chính quyền hoặc các điểm giao thông quan trọng như sân bay.
Những ai vi phạm sẽ bị tuyên án lên tới 10 năm tù giam.
Dự luật mới này sẽ được đưa ra bỏ phiếu thông qua tại Hội đồng lập pháp Quốc gia do chính quyền quân sự bổ nhiệm, trước khi được ban hành thành luật.
Tại Thái Lan, hiện toàn bộ các cuộc biểu tình chính trị vẫn bị cấm sau khi chính quyền quân sự ban bố tình trạng thiết quân luật hồi tháng 5 vừa qua.
Trước đó, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha từng tuyên bố, đã đến lúc nước này phải có một luật riêng về biểu tình nhằm tạo khung pháp lý rõ ràng cho việc chính quyền quản lý các cuộc biểu tình cũng như quyền và nghĩa vụ của người biểu tình.
Vấn đề xây dựng Luật Biểu tình được dư luận Thái Lan chú ý từ hơn 10 năm nay, nhiều dự thảo luật đã được đưa ra xem xét và gần đây nhất là đưa ra Quốc hội năm 2011, tuy nhiên đều chưa trở thành luật do các biến đổi chính trị liên tục xảy ra tại nước này.
Hiện các cuộc biểu tình tại Thái Lan được người dân thực hiện dựa theo quyền tự do thể hiện chính kiến nơi công cộng mà Hiến pháp quy định.
Kinhtedothi - Vấn đề xây dựng Luật Biểu tình được dư luận Thái Lan chú ý từ hơn 10 năm nay, sau khi xảy ra hàng loạt các cuộc biểu tình. |