Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tham vọng của các ông lớn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau Vinpearl Nha Trang và Đà Nẵng, đại gia Phạm Nhật Vượng đang chuẩn bị để vào tháng 11 tới đây, Vinpearl Resort Phú Quốc sẽ chính thức khai trương.

Ba đại gia nổi tiếng trong giới BĐS liên tiếp tung ra các dự án nhằm khuấy động thị trường, điều này cho thấy lĩnh vực này vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là những đại gia lắm tiền nhiều của.

Tham vọng của các ông lớn

Sau Vinpearl Nha Trang và Đà Nẵng, đại gia Phạm Nhật Vượng đang chuẩn bị để vào tháng 11 tới đây, Vinpearl Resort Phú Quốc sẽ chính thức khai trương. Với 750 phòng và 30 biệt thự, đây không những là khách sạn lớn nhất của Vingroup,mà còn là dự án lớn nhất và 5 sao đầu tiên ở Phú Quốc.

Dự án này đang là tâm điểm quan trọng của ngành du lịch Việt vì thời điểm khai trương gắn liền với sự kiện Vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam được tổ chức tại đây. Diện mạo của “đảo ngọc” sẽ thay đổi đáng kể khi Khu du lịch Vinpearl khai trương tháng 11 tới. 
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mạnh tay đầu tư BĐS
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mạnh tay đầu tư BĐS
Tại Quảng Ninh, Vincom Center Hạ Long cũng đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện để khai trương vào tháng 10. Còn ở TP.HCM, đại gia này mới đây đã khởi công khu đô thị Vinhomes Tân Cảng với tổng mức đầu tư lên tới 30.000 tỷ đồng. Đây là khu đô thị phức hợp đầu tiên của Vingroup tại TP.HCM, diện tích 43ha.

Đại gia Đào Hồng Tuyển cũng đang tiếp tục củng cố thêm khối tài sản khổng lồ của mình. Tập đoàn Tuần Châu liên doanh với Tập đoàn Amata (Thái Lan) xây dựng dự án khu đô thị công nghiệp công nghệ cao tại Quảng Ninh với tổng mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD.

Tập đoàn này cũng đang sở hữu danh hiệu “Cảng du thuyền nhân tạo Tuần Châu - vịnh Hạ Long lớn nhất Việt Nam”. Dự án cảng này nằm phía Tây Nam đảo Tuần Châu, có tổng diện tích hơn 1,72 triệu m2, diện tích mặt nước hơn 661.000 m2, có sức chúa trên 2.000 tàu.

Một đại gia khác, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch CTCP Tập đoàn FLC cũng đang đổ mạnh nguồn vốn vào thị trường BĐS. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt dự án BĐS lớn được tập đoàn này công bố. Trong đó phải kể tới 2 thương vụ mua bán sáp nhập đình đám là dự án 36 Phạm Hùng với 198 tỷ đồng và FLC Garden City tích rộng gần 8ha tại xã Đại Mỗ. 
Chúa đảo” Tuần Châu tính vay 10.000 tỷ đồng để đầu tư dự án
Chúa đảo” Tuần Châu tính vay 10.000 tỷ đồng để đầu tư dự án
Cả hai dự án này đều sẽ được khởi công sớm trong quý III năm nay và theo ông Quyết, mức giá bán các sản phẩm bất động sản tại hai dự án này sẽ “hấp dẫn trong bối cảnh thị trường hiện nay”.

Tìm kiếm dòng tiền

Trong lĩnh vực tài chính, trong năm 2013, Vingroup huy động thành công 200 triệu USD từ Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus; 150 triệu USD từ khoản vay hợp vốn quốc tế (thời hạn 5 năm, lãi suất LIBOR + 5,5%/năm); 200 triệu USD trái phiếu quốc tế (thời hạn 4,5 năm, lãi suất 11,625%/năm). Năm 2014, Vingroup dự kiến sẽ phát hành, chào bán và niêm yết cổ phiếu phát hành thêm tại Sở GDCK nước ngoài.

Đến ngày 30/6, Vingroup có trị giá tổng tài sản 83.808 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 17.529 tỷ đồng. Mới đây, doanh nghiệp này cũng vừa công bố kế hoạch trả cổ tức 2013 bằng cả tiền mặt và cổ phiếu, thực hiện trong quý III.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục lọt vào danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Theo Forbes, ông Vượng cùng với 52 tỷ phú khác đứng đồng hạng 1.092 với khối tài sản ròng là 1,6 tỷ USD.

Với tham vọng phát triển các dự án trên cả nước, đặc biệt là Quảng Ninh, mới đây đại gia Tuần Châu vừa ký kết với một ngân hàng với số tiền lên tới 10.000 tỷ đồng. “10.000 tỷ đồng, hiện các dự án của Tuần Châu chưa sử dụng đến nguồn vốn này, và chúng tôi ký để tính toán cho cơ hội trong tương lai”, ông Tuyển tiết lộ.
FLC nổi lên từ các thương vụ mua bán dự án BĐS
FLC nổi lên từ các thương vụ mua bán dự án BĐS
Tại Quảng Ninh, tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Tuần Châu có do ông Đào Hồng Tuyển làm Chủ tịch HĐQT có hàng loạt các dự án lớn thuộc lĩnh vực bất động sản, đầu tư, du lịch, thương mại chuỗi hàng hiệu quốc tế, khách sạn, vui chơi giải trí, du thuyền, bến cảng, sân golf, khai khoáng và công nghiệp tại Việt Nam.

FLC cũng liên tục tăng nguồn vốn. Đến đầu năm 2014, sau vài lần huy động vốn, FLC Group có vốn điều lệ 1.544 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản được định giá 2.581 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 1.823 tỷ đồng. FLC đã xác định là không chỉ đầu tư bất động sản nhà ở. Tới đây, FLC sẽ đi sâu vào cả nghỉ dưỡng và khách sạn. 

Đầu tháng 5, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Tập đoàn FLC đã liên tiếp ký kết 2 hợp đồng tài trợ vốn lên tới 22.000 tỷ đồng. Đặc biệt, trong khi các DN khác vẫn chật vật tìm vốn cho dự án bất động sản (BĐS) thì FLC công bố vừa được Quỹ đầu tư GEM cam kết "rót" vốn 200 tỷ đồng, kèm thỏa thuận mua 3 triệu cổ phiếu. Hiện FLC cũng đang ráo riết triển khai kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore.