Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thay đổi mô hình kinh doanh - “chìa khóa” ứng phó Covid-19 của nhiều doanh nghiệp

Nguyễn Nga
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Đại dịch Covid-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động thay đổi mô hình kinh doanh để thích nghi với tình hình mới.

Hướng đi tất yếu

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen tiêu dùng và định hình nhiều xu thế phát triển kinh tế mới. Trong bối cảnh đó, câu chuyện tái cấu trúc doanh nghiệp, thích ứng linh hoạt với tình hình mới lại được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Nhiều doanh nghiệp như Facebook, Grab… đã ứng dụng công thức con người- quy trình- công nghệ thành công
Nhiều doanh nghiệp như Facebook, Grab… đã ứng dụng công thức con người- quy trình- công nghệ thành công

Theo ông Tạ Châu Sơn - chuyên gia phân tích thiết kế hệ thống Công ty Đầu tư và Giải pháp Công nghệ SReal, tái cấu trúc doanh nghiệp là nhiệm vụ tất yếu và phải được ưu tiên hàng đầu. Đại dịch Covid-19 như một tấm gương phản chiếu cho chúng ta thấy cách thức vận hành và phát triển kiểu cũ đã không còn phù hợp. “Đây cũng chính là lúc các doanh nghiệp cần làm quen, tiếp cận với tiến trình phát triển, kết nối giá trị con người của nền kinh tế: kinh doanh tác động xã hội (Social Business). Xu hướng kinh doanh tác động xã hội đã, đang và sẽ là chiến lược, là đích đến cuối cùng mà các tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới hướng đến như: IBM, Microsoft, Apple,.. ”- ông Tạ Châu Sơn cho biết.

Kinh doanh tác động xã hội (Social Business) là hình thức phát triển kinh doanh mới, ứng dụng nhằm tạo nên nền tảng doanh nghiệp xã hội, hạ tầng công nghệ và quản trị, quy trình đào tạo miễn phí cho các doanh nhân xã hội - Social CEO nhằm tạo điều kiện khởi nghiệp tinh gọn, quy mô nhỏ và vừa với cam kết trích lại một phần lợi nhuận để thực hiện trách nhiệm xã hội. Nền tảng này cho phép các doanh nghiệp sử dụng chung nguồn cung ứng sản phẩm, nguồn nhân lực, quy trình bán hàng, tiếp cận nguốn vốn đầu tư khởi nghiệp…

Vận dụng các nền tảng công nghệ mới trong chuyển đổi số

Xu thế này cũng giúp tăng trưởng lòng tin của cộng đồng khách hàng doanh nghiệp. Từ đó, lan tỏa ra ngoài xã hội làm cho việc lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn, dòng tiền trong xã hội quay vòng nhanh hơn, cải thiện và tăng thu nhập cho người dân, tạo sức mua của cộng đồng tốt hơn, là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Ý nghĩa xã hội đặc biệt của Social Business là kiến tạo doanh nghiệp xã hội và giải quyết thất nghiệp trên quy mô rộng.

Đại dịch Covid-19 đã cho thấy, các doanh nghiệp cần làm quen, tiếp cận với tiến trình phát triển, kết nối giá trị con người của nền kinh tế
Đại dịch Covid-19 đã cho thấy, các doanh nghiệp cần làm quen, tiếp cận với tiến trình phát triển, kết nối giá trị con người của nền kinh tế

Quan sát và phân tích sâu hơn từ góc độ Chuyên gia Tư vấn Cao cấp về Social Business, ông Tạ Châu Sơn chia sẻ: “Điều quyết định đến yếu tố thành công của một doanh nghiệp khi chuyển đổi đó là vận dụng các nền tảng công nghệ mới (số hóa dữ liệu và chuyển đổi sang các quy trình số) là hệ sinh thái kết nối mở nền tảng doanh nghiệp xã hội để giảm tải, dùng chung các tài nguyên, nguồn lực. Giúp cho doanh nghiệp được tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả hơn”.

Theo chuyên gia Tạ Châu Sơn, yếu tố thành công của một doanh nghiệp khi chuyển đổi là vận dụng các nền tảng công nghệ mới
Theo chuyên gia Tạ Châu Sơn, yếu tố thành công của một doanh nghiệp khi chuyển đổi là vận dụng các nền tảng công nghệ mới

Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh, nhiều doanh nghiệp ứng dụng công thức con người - quy trình - công nghệ của ngành kinh doanh tác động xã hội đều đã có những thành công vượt bậc, điển hình như: Facebook, Grab, Tik Tok…

Theo chuyên gia, trong tương lai gần, điều tất yếu là mọi doanh nghiệp sẽ vận dụng chính xác những gì mà ngành Social Business đã biểu hiện trong quá khứ. Đây cũng là bước tiến lớn về cách thức vận hành các mô hình kinh doanh: Đóng gói chuẩn hóa quy trình, ứng dụng tối đa công nghệ, gắn trách nhiệm xã hội với con người, cộng đồng khách hàng, bảo vệ, chăm sóc và chia sẻ lợi ích với họ. Doanh nghiệp sẽ có sự phát triển bền vững do đảm bảo được sự hài hòa giữa xã hội (trách nhiệm với cộng đồng) và kinh doanh (lợi nhuận).