Theo các nhà quản lý, mức đầu tư cho những cây cầu này không nhiều, nhưng lợi ích mang lại cho người dân rất lớn.
Sức sống mới từ những cây cầuCầu Zét, xã Tốt Động (Chương Mỹ) - một trong 34 cây cầu được đưa vào danh mục cầu yếu cấp bách cần thay thế, xây mới của Hà Nội từ năm 2011. Cuối năm 2016, cầu Zét được xây mới lại với tổng mức đầu tư gần 65 tỷ đồng. Người dân khu vực cho biết, trước đây cứ mưa lớn, nước lên là cầu Zét cũ bị ngập, chia cắt hai bên bờ sông, nhưng từ ngày có cầu mới, tình trạng này đã chấm dứt hẳn. Đại diện Phòng Quản lý đô thị huyện Chương Mỹ thông tin thêm: Cầu Zét nằm trên trục đường liên xã, lại kết nối thẳng ra đường Hồ Chí Minh nên có vai trò rất quan trọng. Từ ngày có cây cầu mới, việc giao thương, đi lại của Nhân dân khu vực đã được đảm bảo tuyệt đối, kể cả trong mùa mưa lũ.Tương tự, nhiều cây cầu tuy nhỏ, mức đầu tư từ 5 - 50 tỷ đồng, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với giao thông nông thôn của Hà Nội đã được hoàn thành đưa vào sử dụng như Từ Châu (Thanh Oai); Cầu Bầu (Ứng Hòa); Chi Phú (Ba Vì); Đào Xuyên (Gia Lâm)… Anh Trần Văn Hưng (Liên Châu, Thanh Oai) chia sẻ: “Trước đây, cầu Từ Châu nhỏ, yếu, chúng tôi phải đưa nông sản bằng xe thô sơ ra đường lớn để chất lên xe tải chở đi. Bây giờ có cầu mới to, xe tải vào tận nơi bốc hàng bà con phấn khởi lắm”.
Người dân qua sông Bùi bằng đò kéo dây. Ảnh: Minh Tường |
Trong số 34 công trình cầu được đưa vào danh mục cấp bách của TP từ năm 2011, đến nay 16 cầu đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; 3 cầu đang thi công; 5 dự án đang hoàn tất thủ tục, chuẩn bị khởi công trong năm nay và 2 dự án sẽ khởi công trong năm 2018. Mức đầu tư chỉ hơn 600 tỷ đồng cho 30 cây cầu vùng ngoại thành là không lớn nếu đem so sánh với một số dự án giao thông trong khu vực trung tâm. Việc xây dựng cũng không đòi hỏi nhiều thời gian cho khâu thủ tục và GPMB, có thể thực hiện được ngay. TP cần sớm có quyết sách để đáp ứng sự mong mỏi bấy lâu của người dân khu vực nông thôn, ngoại thành. Chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng |