Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thêm 22 tỉnh, thành liên thông hệ thống văn bản điện tử với VPCP

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo kế hoạch, đến 30/4/2016, sẽ có 30 bộ, ngành và địa phương liên thông phần mềm quản lý văn bản với VPCP qua trục truyền số liệu chuyên dùng.

Cụ thể, Văn phòng Chính phủ (VPCP liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với 8 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Ủy ban Dân tộc, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
22 tỉnh, thành phố cũng liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử dịp này gồm Bình Định, Quảng Ninh, Tiền Giang, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hải Dương, Cà Mau, Long An, Khánh Hòa, Bình Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Tây Ninh, Hà Nội, Nam Định, Hà Giang, Bắc Ninh, Đắk Nông.

Liên thông phần mềm quản lý văn bản cho phép gửi, nhận văn bản điện tử giữa VPCP và các bộ, ngành, địa phương nêu trên qua hệ thống trục liên thông. Hệ thống cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan.

Việc liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử giữa VPCP và các bộ, ngành, địa phương sẽ góp phần giảm tỷ lệ sử dụng giấy tờ, giảm thời gian xử lý công việc, cung cấp công cụ để kiểm tra, giám sát quá trình thực thi công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo kế hoạch, trước ngày 1/6/2016 sẽ hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử là một trong những nhiệm vụ Chính phủ giao VPCP tại Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử.

Trước đó, TP.HCM là địa phương đầu tiên chính thức liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP.