Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thiếu hụt lao động là rào cản lớn nhất của ngành dệt may

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo nhận định mới đây của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngoài những nỗi lo về thị trường xuất khẩu, rào cản thương mại do các nước nhập khẩu dựng lên nhằm bảo hộ hàng sản xuất trong nước,

KTĐT - Theo nhận định mới đây của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngoài những nỗi lo về thị trường xuất khẩu, rào cản thương mại do các nước nhập khẩu dựng lên nhằm bảo hộ hàng sản xuất trong nước, trở lực lớn nhất của ngành dệt may trong năm nay chính là vấn đề thiếu hụt lao động.

Hiện nay tại một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất đang xảy ra tình trạng thiếu lao động cục bộ, trong khi tình trạng này tại các doanh nghiệp dệt may lại diễn ra quanh năm. Do đó tại rất nhiều doanh nghiệp dệt may lớn trên cả nước đều có nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang ngày càng có xu hướng giảm lợi thế cạnh tranh, bởi giá nhân công đang nhích lên trong khi năng suất lao động lại đang giảm dần. Thêm vào đó, lực lượng lao động Việt Nam có ý thức chưa cao trong việc tuân thủ quy trình pháp lý. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đang để ý đến thị trường Indonesia nhằm thay thế cho Việt Nam. Mặc dù giá nhân công của hai nước gần như bằng nhau, nhưng Indonesia có lực lượng lao động ổn định, năng suất lao động cao và giá đất thấp hơn.

Trước thực trạng bất ổn về lao động, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đề ra một số giải pháp trọng tâm trong năm 2010. Theo đó, Hiệp hội đang thực hiện thí điểm mô hình  đối thoại giữa chủ doanh nghiệp với đại diện người lao động và xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà tại Tp. HCM, làm cơ sở nhân rộng ra các địa phương khác, nhằm từng bước ổn định vấn đề lao động cho ngành. Đồng thời, Hiệp hội Dệt may cũng khuyến nghị các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chiến lược di dời cơ sở sản xuất dệt may về các thị tứ và vùng nông thôn, nhằm giải bài toán thiếu hụt lao động và chi phí tăng nhanh.