Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thiếu môi trường cho phát triển tiếng Anh

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Có đến 84% số học sinh (HS) lớp 12 không chọn tiếng Anh làm môn thi tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014 vì chưa tự tin vào khả năng của mình.

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị bên lề hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển cộng đồng học ngoại ngữ về thực trạng này, ông Nguyễn Quốc Hùng - nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Hà Nội cho rằng, cần có những giải pháp cụ thể.
Thiếu môi trường cho phát triển tiếng Anh - Ảnh 1

Thưa ông, những bất cập trong việc dạy và học tiếng Anh cho HS phổ thông hiện nay nằm ở đâu?

- Trước tiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta hiện không có môi trường cho HS phát triển tiếng Anh. Môi trường internet chỉ hạn chế ở những TP lớn, với lượng HS rất ít so với tổng HS cả nước. Ở trên lớp, đa số HS chỉ được tiếp cận phát triển tiếng Anh thông qua bảng, phấn và CD, còn video để tiếp cận môi trường bản ngữ thì ít trường có đủ. Môi trường người nước ngoài để HS tiếp xúc cũng hầu như không có, ngoại trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Như vậy, đa số HS chỉ học 4 tiết/tuần trên lớp, không thể phát triển tiếng Anh theo ý muốn.

Yếu tố thứ 2 tác động đến HS là người thầy. Theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, người thầy phải có 2 trình độ (tiếng Anh và giáo học pháp). Ở bậc tiểu học, trình độ khá thấp vì trước nay, chúng ta không đào tạo giáo viên tiếng Anh tiểu học. Giáo viên (GV) được đào tạo dạy cho người lớn gặp khó khăn khi tiếp cận việc dạy trẻ. Nhu cầu GV tiếng Anh tiểu học bùng lên quá nhanh dẫn đến nguồn tuyển dụng đa dạng: Từ xa, tại chức, chứng chỉ ABC…

 
Oanh Trần thực hiện Giờ học tiếng Anh tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Ảnh: Bích Ngọc
Giờ học tiếng Anh tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Ảnh: Bích Ngọc
cộng thêm "Tây" không phải là thầy, không có nghiệp vụ làm cho chất lượng học tiếng Anh của HS tiểu học thấp đi. Ở bậc trung học, GV được đào tạo theo chuẩn sư phạm, nhưng qua nhiều năm tháng đứng lớp, một số kỹ năng như nghe, viết bị bào mòn, chỉ phát triển mạnh kỹ năng đọc và nói. Quy trình dạy quá tập trung vào phân tích ngữ pháp. Một nguyên nhân nữa là HS không được hướng dẫn phương pháp học một cách bài bản, nên học một cách mò mẫm.

Theo ông, cùng với việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, dạy và học tiếng Anh phổ thông nên được thay đổi theo cách nào?

- Chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, khả thi và hiệu quả như: Đưa môn Hướng dẫn phương pháp học tiếng (Study Skills) vào trong trường phổ thông; Nâng chuẩn và đạt chuẩn trình độ tiếng Anh theo quy định của Bộ GD&ĐT (B1, B2, C1...) và GV được huấn luyện về kỹ thuật dạy học hiện đại một cách thực tiễn, tránh những lớp bồi dưỡng lý thuyết giáo học pháp chung chung, giúp cho người thầy vững tin đứng lớp. Trong huấn luyện cần quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao chuẩn phát âm của thầy và năng lực cũng như kỹ thuật luyện phát âm cho học trò.

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đặt ra mục tiêu năm 2015 tiếp tục xây dựng các cộng đồng học tập ngoại ngữ, liệu có cải thiện được tình hình học tiếng Anh của HS phổ thông, thưa ông?

- Xây dựng các cộng đồng học tập ngoại ngữ được hiểu là tổ chức các câu lạc bộ, sinh hoạt ngoại khóa một cách tình nguyện, tạo những khóa học như 5 phút tiếng Anh trên đài, và nhiều hình thức khác nữa có thể, với đối tượng tham gia là mọi người yêu thích tiếng Anh. Những hình thức này nhằm tạo môi trường, phong trào để khích lệ, động viên, giúp đỡ nhau học tập, không đặt mục đích nặng nề là nâng cao chất lượng, kiểm soát quy trình học tiếng Anh.

Năm 2015, Bộ GD&ĐT quyết định chọn ngoại ngữ là môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT. Việc này có góp phần phát triển tiếng Anh của HS, thưa ông?

- Tôi ủng hộ chủ trương này bởi hiện nay, trình độ tiếng Anh nói chung của HS còn đang thấp. Nếu gạt môn tiếng Anh ra ngoài thì sẽ không có cơ hội cũng như điều kiện khích lệ sự phát triển.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trẻ em càng nhỏ tuổi học ngoại ngữ càng tốt. Theo ông, chúng ta có nên dạy tiếng Anh cho trẻ trước khi vào lớp 1?

- Trẻ em có khả năng "chụp" lại hình ảnh, âm thanh, hay nói cách khác là khả năng bắt chước và ghi nhớ cơ học rất tốt. Đó không phải là thiên tài hay thần đồng. Trẻ càng lớn, khả năng này càng giảm đi. Tuy vậy, tuổi thiên thần của các bé rất ngắn, cuộc đời của bé còn quá dài, mục tiêu vào đời còn quá sớm, không nên dội lên đầu các bé những chương trình học theo tham vọng của phụ huynh.

Xin cảm ơn ông!