Tại cuộc họp, các ý kiến phát biểu đều nhất trí, việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức BOT đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông là chủ trương đúng đắn, nếu không làm sẽ khó huy động được các nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, còn có một số bất cập, tồn tại như về vị trí đặt trạm thu phí, mức giá, thời gian thu. Thời gian qua, Bộ GTVT và các cơ quan liên quan đã tăng cường kiểm tra, quản lý, cơ bản khắc phục các hạn chế nhưng vẫn còn những vấn đề cần giải quyết dứt điểm.
Đầu tư BOT giao thông là cần thiếtThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông vận tải nói riêng theo hình thức BOT là cần thiết, phù hợp với Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành T.Ư. "Chúng ta cần xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực trong khi nguồn vốn nhà nước đang thiếu. Thế giới người ta cũng áp dụng phương thức này mạnh mẽ” - Thủ tướng cho hay.
Thủ tướng cũng đánh giá cao việc Bộ GTVT đã vào cuộc khắc phục tình trạng phức tạp an ninh trật tự ở một số trạm BOT trong thời gian qua; việc Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán các trạm BOT để loại bỏ các chi phí bất hợp lý. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiếp tục tập trung khắc phục triệt để các tồn tại, bất cập trong các dự án BOT, với chủ trương phải bảo đảm quyền lợi của cả Nhà nước, nhà đầu tư, người dân. Cụ thể là cần bảo đảm công khai, minh bạch; có phương án tài chính đúng đắn, không đẩy chi phí đầu tư lên quá cao, thu dồn dập, mức giá không phù hợp với người dân nhưng cũng không vì thế mà đẩy khó khăn cho nhà đầu tư.Giải quyết thấu đáoTheo báo cáo của Bộ GTVT, từ năm 2014 đến nay, Bộ đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng thanh tra, kiểm toán tất cả các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đến nay, đã có 48 kết luận thanh tra đối với 50 dự án, 61 kết luận kiểm toán đối với 55 dự án (có dự án thanh tra kiểm toán 2 lần).
Hiện nay, Bộ GTVT đang quản lý 63 dự án BOT. Trong năm 2017, Bộ GTVT đã dừng chủ trương đầu tư 13 dự án đang nghiên cứu hoặc mới phê duyệt đề xuất dự án trên các đường hiện hữu. Về thu phí tự động, đến nay, trên toàn quốc đã lắp đặt và vận hành thương mại được 25 trạm, đang lắp đặt 5 trạm, phấn đấu hết 2019 lắp đặt thu phí tự động tại tất cả các trạm. |
“Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rất kịp thời và phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Vì giá BOT ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm của DN và đời sống của người dân. Nhưng để làm được điều này không dễ nếu không có sự tham gia của Nhà nước”. - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên |