Bán lẻ tăng trưởng thấp
Số liệu của Sở Công Thương cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ (TMBL) trên địa bàn Hà Nội chỉ tăng 7,1%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (năm 2012 tăng 18,3%; năm 2013: 13,5%; năm 2014: 12,2%; năm 2015: 11,5%; năm 2016: 8,8%).Việc TMBL ngày càng giảm khiến nhiều người đặt vấn đề phải chăng ngành công thương không chú trọng phát triển hệ thống thương mại, bán lẻ? Về vấn đề này, lãnh đạo Sở Công Thương nêu rõ: Các lĩnh vực khách sạn - nhà hàng, du lịch, bất động sản, GD&ĐT, y tế… mặc dù chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% TMBL nhưng đóng góp không tương xứng vào mức tăng trưởng TMBL. Cụ thể, năm 2013 đóng góp 6,4% trong mức tăng 13,5%; năm 2014 (5,8% và 12,2%); năm 2015 (5,5% và 11,5%); năm 2016 (3,4% và 8,8%).Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại Hội chợ hàng Việt Nam 2017. Ảnh: Quỳnh Linh |
Trong khi đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng TMBL có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến nay, song đóng góp vào tăng trưởng lại tăng dần (năm 2012 đóng góp 8% trong mức tăng 18,3%; năm 2013: 7,1% và 13,5%; năm 2014: 6,4% và 12,2%; năm 2015: 6% và 11,5%; năm 2016: 5,4% và 8,8%).
Thực tế cho thấy, để kích cầu mua sắm, DN bán lẻ đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá nhưng sức mua không tăng như mong muốn. Lý giải về vấn đề này chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho rằng: Nguyên nhân khiến sức mua hàng hóa giảm là do thu nhập chưa được cải thiện dẫn đến thói quen mua sắm của người dân thay đổi, chỉ tập trung vào mặt hàng thiết yếu. Đối với người nông dân, người chăn nuôi do tình hình chăn nuôi, sản xuất không đạt mức lãi như mong muốn, thậm chí lỗ vốn dẫn đến thu nhập giảm nên nhu cầu mua sắm không tăng.Tạo cơ hội cho DN kích cầu tiêu dùngNhằm kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm, UBND TP Hà Nội đã ban Kế hoạch số 145/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn năm 2017.Nhằm thực hiện kế hoạch này, từ nay đến hết năm 2017, Sở Công Thương mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng Việt như tổ chức các hội chợ, Tháng khuyến mại, đưa hàng Việt về nông thôn…, qua đó tạo cơ hội cho DN tổ chức chương trình khuyến mãi, giảm giá để tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị Kết nối ngân hàng – DN để hỗ trợ DN tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi từ các tổ chức tín dụng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. “Mặc dù những hoạt động này góp phần thúc đẩy TMBL tăng trưởng những tháng cuối năm, nhưng nếu chỉ một mình ngành công thương thực hiện thì khó có thể đưa GRDP Hà Nội tăng từ 8,5 - 9% như Kế hoạch. Muốn đạt mục tiêu này đòi hỏi các sở, ngành liên quan có giải pháp thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý như khách sạn - nhà hàng, du lịch, thông tin truyền thông, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, GD&ĐT, y tế..." - Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan nêu rõ.Bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan quản lý thì các DN phải chủ động mở rộng đối tượng tiêu dùng, tìm thị trường mới thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời DN đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí đầu vào, đa dạng mẫu mã sản phẩm…, từ đó đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.Để có thể kích thích sản xuất, tiêu dùng đòi hỏi trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần xem lại cơ chế, chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt là chính sách tài chính, từ đó đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Các bộ, ngành có thể tính tới phương án giảm thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long |