Bởi thực tế, chất kháng sinh đang được sử dụng tràn lan trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người.
Liên tiếp lô hàng
nhiễm chất cấm bị trả về
Trước thông tin mỗi năm có hàng trăm lô thực phẩm chứa dư lượng kháng sinh xuất khẩu bị các nước trả về khiến NTD không khỏi hoang mang, lo lắng. Cụ thể, mới đây nhất, Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) đã cảnh báo các DN cần kiểm tra chất lượng kỹ trước khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ sau khi hàng loạt lô gạo xuất sang thị trường này bị trả về do các chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép của Mỹ. Ước tính, trong 4 năm qua, có khoảng 10.000 tấn gạo của 16 DN Việt Nam đã bị phía Mỹ trả về.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay cũng có hàng chục lô hàng thủy sản xuất khẩu nhiễm kháng sinh bị Nhật Bản trả về, chủ yếu nhiễm các loại kháng sinh như chroramphenicol trong cá bò khô tẩm gia vị hay mực đông lạnh, furazolidone, enrofl oxacin trong tôm đông lạnh. Bên cạnh đó, hàng loạt nông sản, thực phẩm khác như trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả… cũng bị trả về, thậm chí có nước dọa “cấm cửa” những mặt hàng này với lý do nhiễm kháng sinh, chất cấm.
Tuy nhiên, người dân khó có thể biết những lô hàng bị trả về này đã được sử dụng vào mục đích gì, có được các DN tuồn vào thị trường nội địa để tiêu thụ, đầu độc chính NTD Việt Nam hay không?
Điều tra của Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y Việt Nam cho thấy, thời gian qua, nhiều địa phương đã sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh không tuân theo hướng dẫn, quy định, gây mất ATTP khiến một số quốc gia tạm ngừng nhập khẩu.
Tác hại khôn lường
Lo ngại trước mỗi bữa ăn, chị Trần Thu Hà (phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) bày tỏ: “Ngày nào, tuần nào chúng tôi cũng đọc được những thông tin cảnh báo về thực phẩm bẩn, nào lợn, bò ăn chất tạo nạc, gà ăn chất vàng ô, thủy sản chứa kháng sinh. Hàng mất an toàn còn đưa vào cả những hệ thống siêu thị lớn, nhỏ. Vậy, chúng tôi biết chọn thực phẩm sạch ở đâu?”. Nỗi lo của chị Hà cũng là mối lo chung của gần 90 triệu người dân Việt Nam khi đầy rẫy thông tin thực phẩm mất an toàn mà cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát.
TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cho biết: "Kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và điều trị. Tại Việt Nam , chăn nuôi lợn và gia cầm thường được bổ sung kháng sinh như tetracycline và tylosin. Trong nuôi trồng thủy sản, tôm, cua và cá thường có tồn dư lượng kháng sinh nhóm Quinolones".
TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cho biết: "Kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và điều trị. Tại Việt Nam , chăn nuôi lợn và gia cầm thường được bổ sung kháng sinh như tetracycline và tylosin. Trong nuôi trồng thủy sản, tôm, cua và cá thường có tồn dư lượng kháng sinh nhóm Quinolones".
Theo các chuyên gia y tế, sử dụng thực phẩm chứa chất cấm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật bên trong, làm phát sinh bệnh, đồng thời gây nên tình trạng kháng kháng sinh. PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm vệ sinh ATTP Quốc gia (Bộ Y tế) cho rằng, khác với chất cấm dùng để tăng trọng như Salbutamol, các loại kháng sinh hiện nay đang được phép sử dụng khá phổ biến cho vật nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, việc lạm dụng khiến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây nhiều lo ngại, đe dọa đến sức khỏe NTD: “Lượng kháng sinh tồn dư trên thực phẩm, khi người ăn vào sẽ tăng sức kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. Lúc đó, chúng ta có bệnh nhưng "hết thuốc chữa". Mặt khác, trong điều trị bệnh cũng chỉ cho phép sử dụng kháng sinh, hóa chất một thời gian ngắn. Nếu dùng dài sẽ ảnh hưởng đến gan. Nhiều người gan yếu, đào thải độc sẽ kém đi có thể sinh ra nhiều bệnh khác nhau”.
Quản chặt thuốc kháng sinh trong chăn nuôi Xét báo cáo của Bộ Y tế về tình hình kháng thuốc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ NN&PTNT, Công Thương, TN&MT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013 - 2020. Có giải pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch này. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định về kê đơn và sử dụng kháng sinh trong các cơ sở y tế; có biện pháp giám sát hiệu quả việc chấp hành các quy định này và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra các nhà thuốc về việc chấp hành các quy định về bán thuốc kê đơn; có biện pháp quyết liệt để quản lý hiệu quả trước tiên tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh. Thủ tướng cũng giao Bộ NN&PTNT tăng cường chỉ đạo quản lý việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Đưa ra lộ trình sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Y tế trong việc quản lý nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh sử dụng trong sản xuất và sử dụng thuốc thú y. (Thái Bình) |