Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thương hiệu Việt khẳng định vị thế

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mỗi năm, nhà tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu hàng đầu Brand Finance đưa hàng ngàn thương hiệu hàng đầu thế giới vào thẩm định, đánh giá xem thương hiệu nào là có sức mạnh và giá trị nhất.

Củng cố vị trí trên thế giới

Ngày 15/9, Brand Finance phát hành Top 50 Thương hiệu Việt. Trong đó, Vinamilk vẫn giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, tiếp đến là Viettel Telecom viễn thông; PetroVietnam lĩnh vực dầu khí; MobilFone viễn thông; Vihomes bất động sản; Sabeco đồ uống; Masan Consumer thực phẩm; FPT công nghệ thông tin; VinaPhone viễn thông; Vietinbank ngân hàng...

Từ đánh giá của Brand Finance cho thấy, các ngành ngân hàng và viễn thông của Việt Nam đã đạt được thành tích thương hiệu xuất sắc năm nay. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của viễn thông Việt Nam thậm chí cao hơn với sự phát triển của khu vực và thế giới. Cả MobiFone và VinaPhone cũng đã đạt sự tiến bộ đáng kể trong bảng xếp hạng Telecom 500 năm 2016 của Brand Finance Telecom, còn Viettel Telecom, lần đầu tiên đã lọt vào Top 100 Telecom trên toàn thế giới.
 Ban Tổ chức với các doanh nghiệp tại lễ công bố. Ảnh: Khắc Kiên
Ban Tổ chức với các doanh nghiệp tại lễ công bố. Ảnh: Khắc Kiên
Thực tế, các doanh nghiệp Việt loạt vào bảng xếp hạng này, bởi, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực ASEAN về giá trị thương hiệu. Trong khi sự tăng trưởng về giá trị thương hiệu trong Top 50 thương hiệu ở các quốc gia khác vẫn còn chậm, các công ty Top 50 của Việt Nam đã tăng liên tục giá trị thương hiệu của mình.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của giá trị thương hiệu Việt trong Top 50 là 20%, trong khi các công ty hàng đầu đạt được tốc độ tăng trưởng thương hiệu thậm chí cao hơn (ví dụ: tăng trưởng 39% trong Top 5). Điều này có nghĩa là các công ty có tốc độ tăng trưởng dưới 10 - 12% phải thực hiện điều gì đó về thương hiệu của mình nhằm duy trì tính cạnh tranh hoặc tăng giá trị thương hiệu trong tương lai.

Một thương hiệu cũng tốt tương đương với sức cạnh tranh của thương hiệu đó mà cho phép có khả năng yêu cầu tiền trả thêm cho các sản phẩm và dịch vụ. Đơn cử, hơn 2 năm qua, Vinamilk là thương hiệu duy nhất trong xếp hạng AAA. Để tăng sức mạnh thương hiệu, các công ty Việt Nam phải hợp lý hóa sự bố trí ngân sách marketing của mình và chuyển việc đầu tư của mình sang kết nối với các bên liên quan.

Phát triển đừng quên thương hiệu

Theo ông Lại Tiến Mạnh - Đại diện thường trú của Brand Finance tại Việt Nam cho hay, Việt Nam đang tiến tới quốc tế hóa ở tầm cao mới, bao gồm hiệu lực của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho sự xâm nhập của những thương hiệu quốc tế từ các quốc gia trong hiệp định thương mại tự do và thương hiệu cần được cân nhắc là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị”.

Gần đây, Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) trung bình của Top 50 Việt Nam là 60/100, với bảng xếp hạng thương hiệu A+.So với các nước láng giềng trong khu vực, chắc chắn vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện.Thay vì chỉ tập trung vào các khía cạnh giá trị mềm, chẳng hạn như sự nhận biết về nghiên cứu thị trường, sự thân thiện và giới thiệu, Brand Finance khuyến nghị các công ty Việt Nam thực hiện phương pháp tổng thể hơn – đánh giá tương quan giữa đầu tư thương hiệu, giá trị và thực hiện kinh doanh.

Ông Mạnh cũng cho biết thêm, đang có một mức hoạt động Sáp nhập và Mua lại (M&A) hoàn toàn mới diễn ra ở các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, nhóm hàng tiêu dùng nhanh hoặc bán lẻ (FMCG).Báo cáo Top 50 Thương hiệu Việt năm 2016 do Brand Finance sẽ cung cấp thị trường một tham chiếu quan trọng về việc các nhà đầu tư cần thanh toán bao nhiêu cho thương hiệu khi họ muốn mua cổ phần hoặc thực hiện thỏa thuận M&A.

Còn ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành của Brand Finance Châu Á - Thái Bình Dương chỉ ra rằng, thương hiệu là các yếu tố tác động dẫn tới thành công quan trọng và vô hình lớn nhất, duy nhất đem đến lãi cổ phiếu và doanh số kinh doanh. Nếu trên 50% giá trị công ty nằm trong tài sản vô hình, không quản lý thương hiệu như một tài sản kinh doanh chiến lược không phải là một sự lựa chọn mà là một sự cần thiết. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng thương hiệu có xếp hạng sức mạnh thương hiệu cao hơn thuộc loại AAA* có thuận lợi hơn gấp hai lần so với các thương hiệu có xếp hạng sức mạnh thương hiệu loại A.

“Trong khi các thương hiệu trong nước hết sức khó khăn để triển khai một hạng mục, họ hiếm khi thấy lợi nhuận từ việc này. Tư duy thương nhân không tập trung vào đầu tư vào thương hiệu. Đây chính là thời điểm các thương hiệu trong nước rơi vào sự xâm lấn của những thương hiệu nước ngoài mạnh hơn hoặc bị những đối thủ nước ngoài mua với giá rất rẻ."

“Cách duy nhất để khắc phục hiện tượng này là đầu tư vào thương hiệu và hiểu biết rõ về giá trị thương hiệu của mình cũng như yếu tố tác động giá trị chứ không chỉ là lao vào bán hàng” - Ông Samir Dixit nói.