Theo SSI, điểm chung tin tức xung quanh việc chuyển sàn từ UPCOM và HNX sang HOSE của cả 3 mã cổ phiếu ngân hàng là LPB, SHB và VIB đều tăng trưởng vượt thị trường kể từ đầu năm, tương ứng với các mức tăng là 80%, 197% và tawngso với cùng kỳ năm trước.
SSI ước tính, LPB có tiềm năng tăng giá 16,7% khi chuyển sàn. Tiềm năng này thấp hơn ở VIB do cổ phiếu đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài và thị giá đã ở mức tương đối cao. Đối với SHB được SSI xếp hạng phù hợp thị trường và có nhiều tiềm năng khi chuyển sàn giao dịch.
Quan điểm đầu tư về các mã cổ phiếu ngân hàng sắp niêm yết trên HOSE của SSI như sau: LPB được SSI nhận định và khuyến nghị đối với nhà đầu tư mua lần đầu là đối với LPB là khả quan, với giá mục tiêu 1 năm là 14.700 đồng/CP, tăng 16,7% so với giá hiện tại. Ước tính lợi nhuận của LPB sẽ hồi phục từ nửa cuối năm 2020, nhờ tăng trưởng tín dụng ước tính hồi phục trong giai đoạn hậu Covid-19 trong khi CIR cải thiện đáng kể. Đồng thời, việc chuyển sàn từ UPCOM sang HOSE trong tháng 11/2020 sẽ thúc đẩy việc định giá lại.
VIB được SSI nhận định và khuyến nghị lần đầu là kém khả quan đối với VIB, với giá mục tiêu 1 năm là 28.800 đồng/CP. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong 2020 và 2021 dự báo sẽ giảm so với mức tăng trưởng 80% của giai đoạn 2016 - 2019. SSI cho biết lợi nhuận hiện tại của danh mục cho vay mua ô tô đã khá mỏng, chỉ khoảng 0,8% đối với các khoản vay mua ô tô mới. Hơn nữa, việc tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay ô tô đã tăng dần trong 2 quý đầu năm có thể tạo áp lực lên chi phí tín dụng trong giai đoạn sau. Với chi phí tín dụng dự báo tăng trong giai đoạn tới, tổng lợi nhuận mảng cho vay ô tô ước tính có thể giảm thêm xuống 0,61%. Tỷ lệ dự phòng bao gồm nợ xấu và tỷ lệ dự phòng bao nợ quá hạn cũng chỉ ở mức 49,8% và 25,6% vào cuối quý 2/2020.
Đối với mã SHB được SSI nhận định và khuyến nghị là phù hợp thị trường. Giá mục tiêu 1 năm của SHB là 16.950 đồng, tăng 5,9% so với giá hiện tại. SHB phụ thuộc nhiều vào kênh tín dụng, đặc biệt là cho vay bán buôn, do đó SHB sẽ nhạy cảm hơn với diễn biến của thị trường. Xu hướng giảm của lãi suất tiếp tục là yếu tố hỗ trợ chính để SHB có thể xử lý các tài sản có vấn đề. SHB huy động vốn chủ yếu từ khách hàng cá nhân, chiếm 68% tổng tiền gửi và giải ngân phần lớn các khoản vay cho khách hàng doanh nghiệp, chiếm 79% tổng dư nợ. Sự mất cân bằng đó khiến cho chênh lệch lãi suất khá thấp. Chất lượng tài sản cũng là một mối quan tâm hàng đầu.
Việc đưa ra nhận định và khuyến nghị kể trên của SSI nhằm giúp cho nhà đầu tư có góc nhìn sát về các cổ phiếu kể trên chuẩn bị chuyển sàn, từ đó giúp cho việc đầu tư đúng mang lại lợi nhuận cho dòng vốn.