Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

TikTok "loay hoay" trước lệnh xóa sổ của ông Biden

Hoàng Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Vào thứ Năm, TikTok cùng công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc đã kêu gọi một tòa án Mỹ bác bỏ đạo luật cấm ứng dụng của họ tại Mỹ, đồng thời cho biết chính phủ Mỹ đã từ chối tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán giải quyết nào liên quan đến vấn đề này.

TikTok hiện có 170 triệu người dùng tại Mỹ. Ảnh: Dado Ruvic. 
TikTok hiện có 170 triệu người dùng tại Mỹ. Ảnh: Dado Ruvic. 

Luật do Tổng thống Joe Biden ký vào tháng 4 cho phép ByteDance thời hạn đến ngày 19/1/2025 để thoái vốn khỏi TikTok ở Mỹ, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm ứng dụng đang được sử dụng bởi 170 triệu người dùng Mỹ.

ByteDance nói rằng việc thoái vốn là "không thể thực hiện được về mặt công nghệ, thương mại hay pháp lý."

Vào ngày 16/9, Tòa án phúc thẩm khu vực Columbia sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp về các vụ kiện liên quan đến TikTok và ByteDance. Theo các nhà quan sát, kết quả của sự kiện có thể thay đổi tương lai của TikTok, đồng thời tạo ra những ảnh hưởng đến cách Mỹ tổ chức thực thi pháp luật. 

"Luật cấm là một sự thay đổi lớn so với truyền thống ủng hộ môi trường internet mở của Mỹ, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho phép các nhánh chính trị nhắm vào một nền tảng ngôn luận không được ưa chuộng và buộc nó phải bán hoặc bị đóng cửa," ByteDance và TikTok lập luận trong yêu cầu tòa án bãi bỏ luật.

Được thúc đẩy bởi lo ngại của các nhà lập pháp Mỹ rằng Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu về người Mỹ hoặc theo dõi họ bằng ứng dụng, đạo luật cấm ứng dụng đã được thông qua áp đảo tại Quốc hội chỉ vài tuần sau khi được đưa ra.

TikTok cho biết bất kỳ việc thoái vốn hoặc tách rời nào ngay cả về mặt kỹ thuật cũng sẽ mất nhiều năm, đồng thời cho rằng luật này vi phạm quyền tự do ngôn luận của người Mỹ.

Ngoài ra, họ còn cho rằng luật này đối xử bất công với TikTok và "bỏ qua nhiều ứng dụng có hoạt động đáng kể ở Trung Quốc thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng Mỹ, cũng như nhiều công ty Mỹ phát triển phần mềm và sử dụng kỹ sư ở Trung Quốc."

ByteDance nhắc lại về các cuộc đàm phán kéo dài giữa công ty và chính phủ Mỹ, vụ việc đã bị đình chỉ vô thời hạn từ 10/8/2022.

Công ty này cũng công bố một phiên bản được chỉnh sửa theo bản dự thảo thỏa thuận an ninh quốc gia dài hơn 100 trang để bảo vệ dữ liệu người dùng. TikTok Mỹ thông báo họ đã chi hơn 2 tỷ USD cho nỗ lực này.

Bản dự thảo thỏa thuận bao gồm việc trao cho Chính phủ Mỹ toàn quyền đình chỉ TikTok tại nước này khi công ty không tuân thủ thỏa thuận.

Ngoài ra, Mỹ yêu cầu mã nguồn của TikTok phải được chuyển ra khỏi quốc gia khác ngoài Trung Quốc.

"Washington đã quyết định rằng họ muốn đóng cửa TikTok ở Mỹ và loại bỏ một nền tảng ngôn luận cho 170 triệu người dân, hơn là tiếp tục tìm kiếm giải pháp thực tế, khả thi và hiệu quả để bảo vệ người dùng Mỹ thông qua yêu cầu những thỏa thuận mới," các luật sư của TikTok đã viết thư cho Bộ Tư pháp trong một email ngày 1/4.

Năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump đã bị các tòa án chặn lại trong nỗ lực cấm TikTok và WeChat, một đơn vị của Tencent có trụ sở tại Trung Quốc và hoạt động tại Mỹ.

Nhà Trắng cho biết họ muốn chấm dứt quyền sở hữu của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia, nhưng không cấm TikTok. Đầu tháng này, Trump đã tham gia TikTok và gần đây bày tỏ lo ngại về lệnh cấm tiềm năng.

Luật này cấm các cửa hàng ứng dụng như Apple và Google của Alphabet cung cấp TikTok. Nó cũng ngăn các dịch vụ lưu trữ internet hỗ trợ TikTok trừ trường hợp ByteDance thoái vốn.

Luật có hiệu lực vào ngày 19/1/2025, nghĩa là TikTok có thời gian cho đến khi đó để giải quyết vấn đề hoặc đối mặt với lệnh cấm. Tuy nhiên, công ty cho biết họ đang hy vọng vào phán quyết của tòa án có thể đảo ngược luật này.