Theo ông, đâu là thuận lợi và khó khăn khi nhà đầu tư chọn vay vốn ngân hàng để mua BĐS?- Đối với nhà đầu tư BĐS bằng vốn vay ngân hàng thì vấn đề lãi suất là rất quan trọng, chỉ cần tăng 1% thôi thì chi phí về vốn sẽ rất cao. Do đó, các nhà đầu tư BĐS cần phải theo dõi thị trường và liên tục đàm phán với các ngân hàng để có mức vay lãi suất hợp lý. Đặc biệt, phải tính được dòng tiền ra - vào để tính được giá trị lợi nhuận từ việc đầu tư.Ngoài ra, theo nhiều dự báo, giá BĐS dự kiến trong năm 2021 khó tăng nên vay tiền đầu tư BĐS sẽ gặp không ít khó khăn. Trong khi lãi suất chỉ cần tăng lên 1 - 2% thì số tiền phải trả nợ ngân hàng của người vay rất lớn. Nếu vượt qua khả năng thu nhập, họ sẽ dễ lâm vào tình trạng không đủ nguồn tiền để trả lãi vay. Vậy làm thế nào để nhà đầu tư có được lãi suất ưu đãi tốt nhất, thưa ông?- Thường trong hợp đồng lãi suất ngân hàng cho vay chỉ ở cố định mức 5%. Được mức thấp như thế này, nhiều phần không phải do ngân hàng giảm xuống mà chủ yếu do chủ đầu tư hỗ trợ người mua, còn bản chất thì khó có ở mức này. Sau khi hết thời hạn hỗ trợ, lãi suất ngân hàng sẽ trả về theo đúng lãi suất thương mại. Về điểm này trong hợp đồng thường không ghi cụ thể là bao nhiêu. Vì vậy, không nên nhìn thấy lãi suất thấp đã vội vàng vay để đầu tư mà nên tìm hiểu kỹ lưỡng.Ông có lời khuyên nào để nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả?- Tôi cho rằng, chỉ khi nào chắc chắn rằng dòng tiền của bản thân có thể giúp mình chi trả được phần tiền lãi ngân hàng thì nhà đầu tư mới nên nghĩ đến việc mua BĐS. Tất nhiên là lãi vay mua nhà có xu hướng giảm, đồng nghĩa với cơ hội sẽ nhiều hơn cho người mua. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là, nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng không nên quá cao, khoản vay chỉ nên chiếm 30 - 35% giá trị khoản đầu tư là hợp lý. Nói chung tốt nhất là nên có ít mua miếng nhỏ, có nhiều mua miếng to, tùy theo sức của mình. Xin cảm ơn ông!