80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tín dụng tăng thấp 3,36%, lãi suất sẽ tiếp tục giảm

Kinhtedothi- Trong vài ngày tới, NHNN sẽ tiếp tục làm việc với các NHTM, trên tinh thần trách nhiệm với nền kinh tế, với DN, tập trung cắt giảm các thủ tục, chi phí hành chính, tiết kiệm chi phí hoạt động… để cắt giảm lãi suất hơn nữa

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm.

Tín dụng tăng 3,36%, thanh khoản dư thừa

Thống kê của NHNN, đến 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP cả nước. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Quang cảnh họp báo

Bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, diễn biến lạm phát trong nước và quốc tế vẫn khó lường. Để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023, NHNN đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm. Đồng thời, NHNN tiếp tục khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Với các biện pháp điều hành và chỉ đạo của NHNN, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay mới có xu hướng giảm dần. Lãi suất tiền gửi bình quân của các NHTM ở mức khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1,0%/năm so với cuối năm 2022).

Bên cạnh các giải pháp điều hành tín dụng, để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn TCTD. Cụ thể, triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; Chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay.

NHNN cũng kịp thời ban hành các chính sách về tăng cường công tác tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Chỉ đạo các NHTM triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm; gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của các NHTM với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5%-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường theo đúng chỉ đạo của Chính phủ đối với chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ...

Về tỷ giá, thị trường ngoại tệ trong nước và tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. NHNN mua được ngoại tệ từ TCTD bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.

Dư địa tăng tín dụng còn lớn, hối thúc các ngân hàng giảm thêm lãi suất

Từ nay tới cuối năm, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, NHNN tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp CSTT nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường để điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ CSTT để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

“Mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14-15%, đến nay tăng trưởng tín dụng mới đạt chưa đến 4%, do đó, dư địa và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của ngành ngân hàng vẫn rất dồi dào”- ông Tú nhấn mạnh.

Do đó, theo Phó Thống đốc, điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Cùng với đó, điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống TCTD. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu; Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo chỉ đạo của các cấp.

“Trong vài ngày tới NHNN sẽ tiếp tục làm việc với các NHTM, trên tinh thần trách nhiệm với nền kinh tế, trách nhiệm với DN, tập trung cắt giảm các thủ tục, chi phí hành chính, tiết kiệm chi phí hoạt động… để cắt giảm lãi suất hơn nữa”- Phó Thống đốc cho biết.

Gỡ nút thắt tiếp cận vốn, tín dụng cho doanh nghiệp

Gỡ nút thắt tiếp cận vốn, tín dụng cho doanh nghiệp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cân nhắc ngưỡng doanh thu 200 triệu đồng/năm với hộ kinh doanh

Cân nhắc ngưỡng doanh thu 200 triệu đồng/năm với hộ kinh doanh

20 Jul, 07:51 PM

Kinhtedothi - Từ 1/1/2026, thuế khoán sẽ chính thức bị bãi bỏ. Cùng với đó, Cục Thuế đang lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế, đề xuất phân loại hộ kinh doanh theo 4 ngưỡng doanh thu. Các chuyên gia đánh giá đây là bước đi cần thiết để minh bạch hóa và tạo sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, ngưỡng áp dụng, lộ trình chuyển đổi và cơ chế hỗ trợ cần được cân nhắc kỹ để người dân có thể tiếp cận và tuân thủ pháp luật một cách thuận lợi, tự nguyện và hiệu quả.

Chờ sửa Nghị định 24, thị trường vàng vẫn âm ỉ sốt

Chờ sửa Nghị định 24, thị trường vàng vẫn âm ỉ sốt

20 Jul, 01:07 PM

Kinhtedothi - Sau khi dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng được công bố, thị trường vàng trong nước vẫn đứng ở mức cao, chênh lệch so với giá thế giới lớn. Đáng chú ý, thị trường lại tái diễn cảnh xếp hàng đi mua vàng.

TPBank duy trì đà tăng trưởng bền vững, lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng

TPBank duy trì đà tăng trưởng bền vững, lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng

19 Jul, 01:48 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục mở rộng hệ sinh thái số, tối ưu vốn và đa dạng hóa nguồn thu, TPBank (HOSE: TPB) duy trì đà tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 4.100 tỷ đồng, quy mô tài sản vượt mốc 17 tỷ USD (428.600 tỷ đồng). Cổ phiếu TPB ở mức định giá hấp dẫn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ nhà đầu tư trong và ngoài nước với nhiều phiên tăng giá tốt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ