Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 20/4/2024

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để phát triển đường sắt đô thị: Mô hình TOD là chiến lược then chốt; Lãi suất huy động ngược dòng tăng trở lại; Hoàn thiện hệ thống pháp luật để hồi hương cổ vật... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị số 89 phát hành ngày 20/4/2024.

Trang nhất số báo 89 - Báo in Kinh  tế & Đô thị phát hành ngày 20/4/2024.
Trang nhất số báo 89 - Báo in Kinh  tế & Đô thị phát hành ngày 20/4/2024.

Để phát triển đường sắt đô thị: Mô hình TOD là chiến lược then chốt

Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) với hơn 500km; đến năm 2035 sẽ hoàn thành xây dựng khoảng 200km. Chiến lược then chốt để hướng tới mục tiêu đó là phát triển đô thị theo định hướng TOD, vừa tái thiết đô thị, vừa tận dụng nguồn lực nội tại để đầu tư, hoàn thiện mạng lưới ĐSĐT.

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Các dự án đường sắt đô thị đang vướng nhất ở đâu?
Thực tế từ một số dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị (ĐSĐT) tại Hà Nội cho thấy có vô vàn khó khăn, bỡ ngỡ mà chủ đầu tư cũng như các đơn vị liên quan phải đối diện. Nếu không giải quyết được những vấn đề này, những dự án ĐSĐT về sau sẽ luôn có nguy cơ chậm tiến độ.

Hành khách chờ lên tàu sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Công Hùng
Hành khách chờ lên tàu sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Công Hùng

Đường sắt đô thị: Có kịch bản đột phá mới hoàn thành mục tiêu 

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - TS Vũ Hồng Trường cho rằng, Hà Nội có thể đạt mục tiêu xây dựng thêm 200km đường sắt đô thị (ĐSĐT) vào năm 2035, đúng theo tinh thần Kết luận số 49 - KL/TW, ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị, nếu có kịch bản đột phá.

Thi công nhà ga ngầm, thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Thi công nhà ga ngầm, thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Lãi suất huy động ngược dòng tăng trở lại

Một loạt ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, đáng nói có ngân hàng điều chỉnh tăng 2 lần liên tiếp. Trong khi lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng lên mức cao nhất một năm, tiến sát mức trần.

Hoạt động kiểm ngân tại chi nhánh BIDV Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Hoạt động kiểm ngân tại chi nhánh BIDV Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

CEO Nguyễn Thị Các Thủy khát khao mang đặc sản Việt ra thế giới

Thành công đưa thương hiệu bánh chuối phồng Tư Bông nổi tiếng khắp cả nước, song chưa dừng lại, doanh nhân Nguyễn Thị Các Thủy - CEO Công ty TNHH Tây Cát vẫn đang tiếp tục cần mẫn trên hành trình đưa đặc sản Việt vươn ra thế giới.

Các sản phẩm của Tây Cát được làm thủ công từ 80 -100% và trải qua một quy trình vô cùng kỹ lưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: Tiểu Thúy
Các sản phẩm của Tây Cát được làm thủ công từ 80 -100% và trải qua một quy trình vô cùng kỹ lưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: Tiểu Thúy

Nới quy định để cổ vật hồi hương - Bài 2: Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện

Số lượng cổ vật của Việt Nam hồi hương được xem là rất khiêm tốn với số lượng đang lưu lạc ở nước ngoài. Một trong những nguyên nhân của việc này chính là thủ tục hồi hương cho các cổ vật còn vòng vèo 5 - 8 cửa vẫn không xong, việc tham gia các công quốc ước quốc tế bảo vệ di sản còn chưa đủ mạnh mẽ để đối chọi với các quy định khá chặt chẽ, có lợi cho người đang sở hữu cổ vật ở nước sở tại…

Chiếc xe kéo của thái hậu Từ Minh sau khi đấu giá thành công ở Pháp đã được đưa về quê hương.
Chiếc xe kéo của thái hậu Từ Minh sau khi đấu giá thành công ở Pháp đã được đưa về quê hương.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để hồi hương cổ vật

Cho đến nay, hệ thống pháp luật về di sản văn hóa tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện với 1 luật, 8 nghị định của Chính phủ, 3 quyết định và 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Bộ VHTT&DL đã ban hành 17 thông tư, 8 quyết định, 3 chỉ thị theo thẩm quyền; đồng thời, Bộ VHTT&DL phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ ban hành 2 thông tư liên tịch…

Một số bảo vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Công Hùng
Một số bảo vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Công Hùng

Bịt “lỗ hổng” về những sai phạm trong đấu thầu dự án có sử dụng đất

Luật Đất đai 2024 đã bổ sung quy định chi tiết về việc đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đây là tiền đề quan trọng để khắc phục những sai phạm liên quan đến nhiều đại dự án trong suốt 10 năm qua.

Những quy định mới trong Luật Đất đai 2024 sẽ giúp ngăn chặn những sai phạm trong đấu thầu sử dụng đất. Ảnh minh họa
Những quy định mới trong Luật Đất đai 2024 sẽ giúp ngăn chặn những sai phạm trong đấu thầu sử dụng đất. Ảnh minh họa

Ngành du lịch đang có nhiều nhu cầu về nhân lực

Du lịch luôn được đánh giá là ngành hot của hiện tại và tương lai. Khi kinh tế - xã hội càng phát triển, con người càng nâng cao chất lượng hưởng thụ thì nhu cầu đi du lịch càng cao; đồng nghĩa với đó là nhân sự ngành du lịch có nhiều triển vọng việc làm.

Sinh viên khoa Văn hóa - Du lịch Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Nam Du
Sinh viên khoa Văn hóa - Du lịch Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Nam Du

Mùa hạ bà gánh trên vai

Ngày vắng bà, nắng chẳng buồn dỗ dành hoa, bầu trời trong leo lẻo, giàn trầu xanh mướt ngày nào giờ đã úa vàng, gắng gượng treo leo bên bờ tường, men theo vách gạch thời gian thảng thốt, như thầm gọi, bà ơi…!

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng y học cổ truyền

Bệnh thoái hóa ở khớp gối  là 1 trong 3 loại thoái hóa thường gặp nhất (cùng với thoái hóa cột sống ở cổ và thắt lưng. Thoái hóa khớp gối gây đau khớp và hạn chế vận động khó khăn khi đi lại di chuyển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khám và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Phạm Hùng
Khám và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Phạm Hùng

Chuyện về những “đại sứ văn hóa” của đất nghìn năm

Hành trình tiếp biến văn hóa ở mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long đã làm hình thành một văn hóa ẩm thực Hà thành tinh tế, đa dạng, mang theo cốt cách và chiều dài văn hóa lịch sử của đất và người Kinh kỳ. Hành trình tiếp biến văn hóa cũng mang lại sự hiện đại hóa cho ẩm thực truyền thống, từ các loại gia vị cho đến đồ dùng nhà bếp, cách thưởng thức…, đưa ẩm thực trở thành “đại sứ văn hóa” trong giao lưu, hội nhập văn hóa thế giới. Song đi cùng với nó là dấu hỏi: liệu người Hà Nội hôm nay có còn giữ được phong vị tuyệt vời của ẩm thực Hà thành nức tiếng thuở nào?

Khách quốc tế thưởng thức món phở trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Khách quốc tế thưởng thức món phở trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Những điểm đến hấp dẫn ở Hà Nội

Du lịch gần Hà Nội không chỉ hấp dẫn mà còn rất gần và thuận tiện cho du khách di chuyển, khám phá vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Công viên VinWonders Hà Nội Wave Park. Ảnh: Lam Thanh
Công viên VinWonders Hà Nội Wave Park. Ảnh: Lam Thanh

Những rủi ro tiềm ẩn với kinh tế toàn cầu

Mặc dù nhận định lạc quan về đà phục hồi của kinh tế thế giới trong năm nay nhưng các chuyên gia IMF vẫn cảnh báo nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt một số rủi ro về lạm phát và biến động giá dầu mỏ do căng thẳng địa chính trị.

Ông Pierre-Olivier Gourinchas, Nhà kinh tế trưởng của IMF tại cuộc họp báo về Triển vọng kinh tế thế giới ở Washington hôm 16/4. Ảnh: Bloomberg
Ông Pierre-Olivier Gourinchas, Nhà kinh tế trưởng của IMF tại cuộc họp báo về Triển vọng kinh tế thế giới ở Washington hôm 16/4. Ảnh: Bloomberg