Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức hấp dẫn nhất trên báo in số 24 ra ngày 7/2/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày hội giao, nhận quân năm 2023; Mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị: Có nên tiếp tục thí điểm?... là những tin tức hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 7/2/2023.

Trang nhất số báo 24 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/2/2023.
Trang nhất số báo 24 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 7/2/2023.

Ngày hội giao, nhận quân năm 2023

Sáng 6/2, 30/30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội đã đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2023 với 3.500 thanh niên Thủ đô lên đường nhập ngũ. Cùng với việc phát lệnh nhập ngũ đến các công dân đúng thời gian quy định và hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao, lãnh đạo TP, đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, lãnh đạo các quận, huyện, đơn vị nhận quân và gia đình tân binh trên địa bàn TP đã cùng tham gia lễ giao, nhận quân năm 2023 trang trọng, chu đáo và bảo đảm an toàn.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tặng quà, động viên các đơn vị nhận quân và tân binh huyện Đông Anh. Ảnh: Doãn Thành
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tặng quà, động viên các đơn vị nhận quân và tân binh huyện Đông Anh. Ảnh: Doãn Thành

Mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị: Có nên tiếp tục thí điểm?

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg, về việc thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại TP Hà Nội. Đến nay, khi sắp hết thời gian thí điểm, câu hỏi về tương lai cho mô hình này đang là vấn đề được dư luận trên địa bàn quan tâm.

Mô hình Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã ngày càng phát huy hiệu quả. Ảnh: Thanh Hà
Mô hình Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã ngày càng phát huy hiệu quả. Ảnh: Thanh Hà

Xây dựng Hà Nội là trung tâm, động lực phát triển vùng và cả nước

Đến năm 2030: Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Về tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Một góc thủ đô Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Một góc thủ đô Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập cá nhân: Càng nhanh, càng tốt!

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cần phải đề cập và tính toán luôn các khoản giảm trừ làm cơ sở tính khoản thu nhập chịu thuế của người lao động; chính sách phải bao quát và linh hoạt trong từng thời điểm thay đổi của nền kinh tế.

Người dân làm thủ tục tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Người dân làm thủ tục tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Đi tìm cửa sáng cho xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu năm 2023 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhiều thị trường đưa ra những quy định kiểm định ngặt nghèo. Để tăng kim ngạch xuất khẩu đòi hỏi DN bên cạnh việc khai thác tốt thị trường truyền thống cần tìm kiếm vùng đất mới.

Sản xuất thực phẩm xuất khẩu tại Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội, Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Công Hùng
Sản xuất thực phẩm xuất khẩu tại Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội, Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Công Hùng

Khơi thông vốn tín dụng bất động sản

Room tín dụng đã mở, các hiệp hội đang vận động hạ lãi suất nhưng DN bất động sản (BĐS) vẫn khó khăn. Chiều 6/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã họp với các vụ, ngành trực thuộc và các ngân hàng về tình hình cho vay trong lĩnh vực BĐS của hệ thống.

Mở rộng room tín dụng cho lĩnh vực BĐS ở mức hợp lý sẽ giúp thị trường bình ổn và phát triển. Ảnh: Công Hùng
Mở rộng room tín dụng cho lĩnh vực BĐS ở mức hợp lý sẽ giúp thị trường bình ổn và phát triển. Ảnh: Công Hùng

Đến năm 2025, Hà Nội hoàn thành bảng giá đất sát giá thị trường

Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 3/2/2023 về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Xây dựng Bảng giá đất công khai, minh bạch, sát giá thị trường, giúp bảo đảm quyền lợi của người có đất bị thu hồi, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Ảnh: Chiến Công
Xây dựng Bảng giá đất công khai, minh bạch, sát giá thị trường, giúp bảo đảm quyền lợi của người có đất bị thu hồi, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Ảnh: Chiến Công

Thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ và văn phòng: Đang dần tăng nhiệt

Từ quý IV/2022 đến nay, tỷ lệ lấp đầy mặt bằng bán lẻ và văn phòng cho thuê tại địa bàn Hà Nội đạt mức trên 90%, trong đó giá thuê cũng ghi nhận tăng do thị trường được bổ sung thêm nhiều mặt bằng mới chất lượng cao đi vào hoạt động.

Thị trường cho thuê tiếp tục phục hồi, tăng trưởng mạnh trong năm 2023. Ảnh: Phạm Hùng
Thị trường cho thuê tiếp tục phục hồi, tăng trưởng mạnh trong năm 2023. Ảnh: Phạm Hùng

Chủ trương “lấy học sinh làm trung tâm” tại quận Cầu Giấy: Phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học 

“Xây dựng trường học lấy học sinh làm trung tâm” là phương pháp dạy học được triển khai thực hiện đồng bộ ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Cầu Giấy. Với mục tiêu đổi mới từ nhận thức đến hành động, chủ trương này thực sự đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của quận.

Thầy và trò Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy trong giờ học. Ảnh: Công Hùng
Thầy và trò Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy trong giờ học. Ảnh: Công Hùng

Về các bảo vật quốc gia vừa được Chính phủ công nhận: Những giá trị văn hóa cần được lan tỏa rộng rãi

27 bảo vật quốc gia vừa được Chính phủ công nhận là những hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước. Trong đó, nhiều bảo vật quốc gia mang trong mình dấu ấn văn hóa, giá trị thẩm mỹ của từng thời kỳ trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội.

Thềm bậc Điện Kính Thiên được công nhận là bảo vật quốc gia.
Thềm bậc Điện Kính Thiên được công nhận là bảo vật quốc gia.

Các kỳ thi độc lập làm khó thí sinh?

Việc ra đời các kỳ thi độc lập trong xét tuyển đại học nhận được phản ứng tích cực của xã hội. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thí sinh đang bị làm khó và bị tạo áp lực chính bởi sự gia tăng nhanh của các kỳ thi riêng.

Thí sinh tham dự kỳ đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2022 Ảnh: HNUE
Thí sinh tham dự kỳ đánh giá năng lực ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2022 Ảnh: HNUE

Nông dân tất bật vào vụ rau mới

Nằm ven sông Hồng, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) được xem là vựa rau lớn nhất nhì của Hà Nội. Gác lại những ngày Xuân tươi vui, bà con nông dân nơi đây đang tất bật bắt tay vào vụ mới.

Nông dân thôn Đông Cao kỳ vọng vụ rau đầu tiên của năm 2023 sẽ cho thu hoạch tốt. Ảnh: Trọng Tùng
Nông dân thôn Đông Cao kỳ vọng vụ rau đầu tiên của năm 2023 sẽ cho thu hoạch tốt. Ảnh: Trọng Tùng

Xuất khẩu tiêu đầu năm tăng mạnh

Giá tiêu ngày 6/2 trung bình khoảng 56.000 - 59.500 đồng/kg. Sau một năm, thị trường mất đến hơn 20.000 đồng/kg, người dân bước vào vụ thu hoạch năm nay với nhiều lo lắng.

Hồ tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên.
Hồ tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên.

Động đất ở Trung Á khiến hơn 1.500 người chết, hàng nghìn người bị thương

Sáng sớm 6/2 xảy ra trận động đất mạnh dữ dội 7,8 độ Richter ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông tin đến chiều 6/2 (giờ Việt Nam), có hơn 500 người chết, 3.000 người bị thương. Con số này còn thay đổi cùng với việc cứu hộ, cứu nạn tìm người mất tích đang diễn ra.

Mọi người tập trung khi lực lượng cứu hộ tìm kiếm những người sống sót dưới đống đổ nát sau trận động đất tại thị trấn Jandaris, Syria ngày 6/2. Ảnh: Reuters
Mọi người tập trung khi lực lượng cứu hộ tìm kiếm những người sống sót dưới đống đổ nát sau trận động đất tại thị trấn Jandaris, Syria ngày 6/2. Ảnh: Reuters