Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Cuối tuần ra ngày 11/5/2024

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tăng cường quản lý thức ăn đường phố; Thị trường bất động sản có còn chỗ cho “thổi giá, lướt sóng”?... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị Cuối tuần phát hành ngày 11/5/2024.

Trang nhất số báo 105 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 9/5/2024.
Trang nhất số báo 107 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 11/5/2024.

Tăng cường quản lý thức ăn đường phố

Mỗi năm, trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm với hàng nghìn người mắc, không ít trường hợp tử vong. Con số đáng báo động này khiến người dân luôn trong tình trạng thấp thỏm lo âu trước mỗi bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, thức ăn đường phố, hàng ăn rong tràn ngập khắp các ngõ ngách, phố phường, ngay cả xung quanh cổng trường học nhưng khâu kiểm soát nguồn gốc, vệ sinh thực phẩm lại vô cùng khó khăn, bất cập.

Kiểm tra hàng quán quanh cổng trường học trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Ảnh: Thanh Bình
Kiểm tra hàng quán quanh cổng trường học trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Ảnh: Thanh Bình

Phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở tỉnh Đồng Nai là lời cảnh tỉnh cho các cơ sở thực phẩm không thể coi thường sức khỏe người tiêu dùng. Theo Cục ATTP, thời tiết nắng nóng, nhất là năm nay nắng nóng khắc nghiệt, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển với cấp số nhân, sinh ra độc tố trong thực phẩm, dễ gây ngộ độc.

Quầy bán thức ăn nhanh trên vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Quầy bán thức ăn nhanh trên vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm quốc tế

Thực tế cho thấy, quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đang ngày càng trở nên quan trọng trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại những quốc gia có nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình, thực phẩm bẩn gây thiệt hại khoảng 110 tỷ USD mỗi năm do sụt giảm năng suất lao động và chi phí y tế, số tiền này chưa tính đến mức ảnh hưởng kinh tế từ gián đoạn trong thị trường thực phẩm và tâm lý sợ hãi của người tiêu dùng. 

Xe kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của Singapore. Ảnh: AP
Xe kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của Singapore. Ảnh: AP

Nguyên liệu chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng

Thức ăn đường phố là một nét văn hóa ẩm thực của người Việt, đem lại nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thức ăn đường phố, hàng quán nhỏ lẻ là loại hình kinh doanh thực phẩm lưu động luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, mất an toàn thực phẩm (ATTP), khó kiểm soát. Cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đã có những biện pháp cụ thể nhưng tình trạng sử dụng thực phẩm mất an toàn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong xung quanh vấn đề này.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong

Chủ động trước áp lực lạm phát

Lạm phát 4 tháng vừa qua tăng 3,93% đang khiến nhiều người lo khó giữ được mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức 4 - 4,5%. Những khó khăn, thách thức chung của thế giới, khu vực tiếp tục tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội Việt Nam. 

Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Doanh nghiệp nỗ lực quảng bá hình ảnh trà Việt ra thế giới

Khẳng định con đường chinh phục thị trường thế giới còn rất nhiều việc phải làm, song bà Bùi Kim Nga - Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN) Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh tin rằng, với nỗ lực quảng bá hình ảnh trà Việt, dược chất quý của cây hoàn ngọc sẽ được thế giới biết đến nhiều hơn trong thời gian tới.

Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh được người tiêu dùng Việt tin dùng, các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Ảnh: Tiểu Thúy
Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh được người tiêu dùng Việt tin dùng, các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Ảnh: Tiểu Thúy

Bảo tồn, phát huy giá trị phù điêu lưu giữ lịch sử Thủ đô: Để di sản đô thị không bị lãng quên - Bài 2: Giữ lại giá trị cốt lõi

Hà Nội sở hữu một kho tàng các di sản kiến trúc đô thị, trong đó có hệ thống các bức phù điêu gắn liền với văn hóa, lịch sử Thủ đô. Nếu được quản lý, khai thác, phát huy giá trị một cách hiệu quả, di sản kiến trúc đô thị sẽ được sống và trở thành những địa điểm quan trọng, thu hút khách du lịch, giúp phát triển kinh tế đô thị hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, trước quá trình đô thị hóa, việc bảo tồn và phát huy các di sản này đang đứng trước nhiều thách thức.

Khách tham quan,tìm hiểu bức phù điêu“Hà Nội - Mùa Đông năm 1946”tại chợ Đồng Xuân chiều 9/5/2024. Ảnh: Phạm Hùng
Khách tham quan, tìm hiểu bức phù điêu “Hà Nội - Mùa Đông năm 1946” tại chợ Đồng Xuân chiều 9/5/2024. Ảnh: Phạm Hùng

Tượng đài, phù điêu gắn với phong trào "ba đảm đang"

Trên những con đường liên thôn trải bê tông rộng rãi ở Đan Phượng, đâu cũng thấy khang trang, sạch sẽ với cung đường hoa, bích họa và những hàng cây xanh. Đặc biệt, tại trung tâm ngã ba thị trấn Phùng (đường 32), ai cũng ấn tượng mới cụm Tượng đài, phù điêu “Đan Phượng quê hương người con gái đảm”

Cụm tượng đài, phù điêu“Đan Phượng quê hương người con gái đảm”. Ảnh: Phạm Hùng
Cụm tượng đài, phù điêu“Đan Phượng quê hương người con gái đảm”. Ảnh: Phạm Hùng

Thị trường bất động sản có còn chỗ cho “thổi giá, lướt sóng”?

Như một thông lệ, khi thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu có tín hiệu phục hồi thì kéo theo đó là những chiêu trò “thổi giá, lướt sóng”. Giai đoạn đầu năm 2024, với những tín hiệu hồi phục tích cực, thị trường lại tiếp tục bị “ám ảnh” bởi những chiêu trò này. Song các chuyên gia cho rằng, trong năm 2024 và đặc biệt từ năm 2025, nếu Quốc hội thông qua Luật Thuế BĐS thì sẽ không còn chỗ cho thổi giá, lướt sóng.

Nhà đầu tư tham khảo dự án bất động sản tại Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Nhà đầu tư tham khảo dự án bất động sản tại Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Tâm lý học -  ngày càng hấp dẫn người học

Khoảng 10 năm trước, ngành Tâm lý học được biết đến thuần túy là một ngành thuộc khối khoa học xã hội, công việc khá đơn điệu và không dễ xin việc sau khi ra trường. Hiện nay, sức ảnh hưởng của ngành này lớn hơn, cơ hội việc làm rộng mở và được đông đảo người học quan tâm.

Ngành tâm lý học ngày càng hấp dẫn người học. Ảnh: Công Hùng
Ngành tâm lý học ngày càng hấp dẫn người học. Ảnh: Công Hùng

Những tác nhân gây đau đầu và cách phòng tránh

Có một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng hoặc đau đầu từng cơn... Chúng ta cần xác định nguyên nhân gây đau đầu càng nhanh càng tốt, để loại bỏ triệu chứng này dễ dàng hơn.

Khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Phạm Hùng
Khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Phạm Hùng

Giữ “ngày về hào hoa” trong tim

Hơn 4 tháng nữa mới đến kỷ niệm ngày “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về”, nhưng những ngày này, Hà Nội đã hào hoa hướng về ngày lịch sử hào hùng ấy bằng tất cả tấm lòng yêu mến và tự hào. 70 năm như mới ngày hôm qua, trên hành trình gần 3/4 thế kỷ ấy, người Hà Nội luôn giữ ký ức “ngày về hào hoa” trong tim, làm hành trang để khơi dòng chảy phát triển không ngừng trên mảnh đất đón đoàn quân Giải phóng năm nào.

Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Vũ Minh Quân
Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Vũ Minh Quân

Ngày Hè, đến những vùng biển xanh mát

Dưới đây là vài địa điểm du lịch Hè trong nước phù hợp cho chuyến tham quan cùng gia đình và người thân, vừa là nơi ngắm cảnh vừa để tắm mát.

Bãi biển Nha Trang. Ảnh: Lam Thanh
Bãi biển Nha Trang. Ảnh: Lam Thanh

Bước tiến ở Nhật Bản: Lao động nữ không còn đơn độc

Kotono Hara là 1 trong 6 phụ nữ gia nhập Bộ Ngoại giao Nhật Bản vào năm 2005. Năm 2023, cô thuộc đội đảm trách Hội nghị G7 diễn ra tại Hiroshima. Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7, cô làm việc trong văn phòng đến 6h 30 chiều, sau đó về nhà cho đứa con ở độ tuổi mẫu giáo ăn và tắm rửa, trước khi tham gia cuộc họp trực tuyến vào buổi tối. Trước đó, Hara từng cho rằng vị trí của mình “không dành cho các bà mẹ”.

Nhân viên nam tạiTập đoàn Sony được tham gia khóa học tiền sinh sản dành cho các ông bố tương lai. Ảnh:NYT
Nhân viên nam tạiTập đoàn Sony được tham gia khóa học tiền sinh sản dành cho các ông bố tương lai. Ảnh:NYT