Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in ra ngày 4/9/2024

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới; Tự chủ bệnh viện - để không "ôm nợ"... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 4/9/2024.

Trang nhất số báo 188 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 14/8/2024.
Trang nhất số báo 206 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 4/9/2024.

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Trí Dũng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Trí Dũng

Siêu dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia tại Đông Anh: Cú hích mạnh mẽ kích thích tăng trưởng kinh tế cho vùng Thủ đô

Được khởi công đúng dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khách nước CHXHCN Việt Nam, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh được xem là siêu dự án, biểu tượng thịnh vượng mới của Thủ đô.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu bấm nút khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Trần Dũn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu bấm nút khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Trần Dũng

Tự chủ bệnh viện - để không "ôm nợ"

Nhiều bệnh viện trên cả nước đang rơi vào tình trạng "ôm nợ" sau một thời gian được trao quyền tự chủ tài chính. Mặc dù đã được cảnh báo song đến nay tình trạng này vẫn tiếp diễn. Nhiều ý kiến cho rằng, ngành y tế rất cần một sự đánh giá nghiêm túc về chính sách để giải quyết bài toán tự chủ.

Người dân đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Hải Linh
Người dân đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Hải Linh

Không để hàng lậu, hàng giả lộng hành

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, tình hình vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là vào các thời điểm lễ, tết, kỳ nghỉ dài ngày.

Đáng nói, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được đối tượng tập kết tại khu vực biên giới hoặc các kho hàng trung chuyển trên tuyến lưu thông để thẩm lậu vào tiêu thụ nội địa.

Đội Quản lý thị trường số 5 thu giữ bánh Trung thu không rõ nguồn gốc tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Ảnh: Việt Dũng
Đội Quản lý thị trường số 5 thu giữ bánh Trung thu không rõ nguồn gốc tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Ảnh: Việt Dũng

Cuối năm, giá vàng nổi sóng?

Kết thúc tháng 8, giá vàng thế giới đã tăng 104,15 USD/oune so với cùng kỳ tháng 7/2024, (ngày 1/8, giá vàng giao ngay ở mức 2.421 USD/ounce). Còn nếu tính từ đầu năm, giá vàng thế giới đã tăng 20%. Giá vàng còn tiếp tục tăng hay không?

Khách hàng giao dịch tại một cửa hàng vàng ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Khách hàng giao dịch tại một cửa hàng vàng ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Giao thông Hà Nội trong kỳ nghỉ lễ 2/9: chuyển biến tích cực nhờ có kế hoạch từ sớm

Nhờ có sự chủ động của lực lượng chức năng cũng như người dân, tình hình giao thông kỳ lễ Quốc khánh 2/9 trên địa bàn Hà Nội có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, trên địa bàn Thủ đô và cả nước vẫn xảy ra tình trạng ùn ứ phương tiện.

Cảnh sát giao thông điều tiết lưu lượng giao thông khu vực Bến xe nước Ngầm, ngày 3/9. Ảnh: Minh Phương
Cảnh sát giao thông điều tiết lưu lượng giao thông khu vực Bến xe nước Ngầm, ngày 3/9. Ảnh: Minh Phương

 Trường THCS Vạn Phúc: Phát huy truyền thống hiếu học đất Thanh Trì

Với sự tâm huyết, sáng tạo và tinh thần học hỏi không ngừng của các thế hệ giáo viên, học sinh, Trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì ngày càng khẳng định được vị trí xuất sắc của mình trong ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Trì.

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì trước thềm năm học mới 2024 - 2025.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì trước thềm năm học mới 2024 - 2025.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Phát triển sông Hồng sẽ là “Biểu tượng phát triển mới” của Thủ đô. Ảnh: Hải Linh
Phát triển sông Hồng sẽ là “Biểu tượng phát triển mới” của Thủ đô. Ảnh: Hải Linh

Thuốc lá mới và hệ lụy khôn lường

Tại Việt Nam, thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xâm nhập và đang trở thành thú chơi mới của giới trẻ. Những đứa trẻ chưa kịp lớn đã nghiện, cơ thể chưa kịp trưởng thành đã bị phá hủy bởi các độc chất trong thuốc lá điện tử cũng như các loại thuốc lá mới. Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã lỗi thời, thuốc lá mới đang ngoài vòng kiểm soát. Ngành công nghiệp thuốc lá tìm mọi cách để phát triển, cho ra đời nhiều sản phẩm tiếp cận giới trẻ. Điều đó nguy hại khôn lường, âm thầm “giết chết” tương lai cả một dân tộc. “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá" - thông điệp của sự thức tỉnh.

Bài 1: "Cái chết trắng" bủa vây  giới trẻ

Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như TLĐT, TLNN tràn lan trên thị trường, cùng với đó, tỷ lệ sử dụng những sản phẩm này, đặc biệt trong giới trẻ đang gia tăng rất nhanh. Thời gian qua, ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, có nhiều bệnh nhân là trẻ vị thành niên, thiếu niên bị ngộ độc sau khi sử dụng TLĐT.

Dù chưa được phép kinh doanh, nhưng thuốc lá điện tử bày bán công khai trên thị trường. Ảnh: Ngọc Tú
Dù chưa được phép kinh doanh, nhưng thuốc lá điện tử bày bán công khai trên thị trường. Ảnh: Ngọc Tú

Tìm hiểu lịch sử qua mỹ thuật, nhiếp ảnh

Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh 2/9, 47 tác phẩm mỹ thuật và nhiếp ảnh tiêu biểu, phản ánh chân thực, đậm nét những giai đoạn lịch sử của dân tộc được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Họa sĩ Lê Thiết Cương xem các tác phẩm tại triển lãm. Ảnh: Lại Tấn
Họa sĩ Lê Thiết Cương xem các tác phẩm tại triển lãm. Ảnh: Lại Tấn

Nam sinh Trường Ams chia sẻ tình yêu với Vật lý thiên văn

Tại kỳ thi Olympic quốc tế Thiên văn học và Vật lý thiên văn (IOAA) năm 2024, có một gương mặt quen thuộc, đó là Nguyễn Bá Linh, học sinh lớp 11 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Năm thứ hai tham dự kỳ thi, Linh đã thành công khi đổi màu huy chương.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chúc mừng thành tích của đội tuyển. Ảnh: Nam Du
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chúc mừng thành tích của đội tuyển. Ảnh: Nam Du

Nỗ lực giữ rừng vùng giáp ranh

Tình trạng chặt phá rừng, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã ở các địa phương được xử lý kịp thời, số vụ cháy rừng, vi phạm xây dựng trên đất lâm nghiệp cũng được kéo giảm… là những chuyển biến rõ nét của công tác phối hợp quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng giữa Hà Nội và các tỉnh giáp ranh.

Lực lượng Kiểm lâm Hà Nội tuần tra rừng trên địa bàn huyện Ba Vì. Ảnh: Ngọc Ánh
Lực lượng Kiểm lâm Hà Nội tuần tra rừng trên địa bàn huyện Ba Vì. Ảnh: Ngọc Ánh

Chỉ số CPI trên địa bàn Hà Nội tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước

Theo Cục thống kế thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ 0,07% so với tháng trước, tăng 1,29% so với tháng 12/2023 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm nay tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Như vậy, mức tăng của tháng này đã chững lại so với CPI tháng 7/2024 trên địa bàn Hà Nội tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 5,51% so với cùng kỳ năm 2023.

Chỉ số CPI trên địa bàn Hà Nội tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước  Theo Cục thống kế thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ 0,07% so với tháng trước, tăng 1,29% so với tháng 12/2023 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm nay tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Như vậy, mức tăng của tháng này đã chững lại so với CPI tháng 7/2024 trên địa bàn Hà Nội tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 5,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2024 tăng nhẹ 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Thanh Hải

Thủ tướng Đức đón áp lực lớn sau thất bại bầu cử

Chiến thắng của đảng cực hữu AfD trong cuộc bầu cử vừa qua giáng đòn mạnh vào liên minh đảng cầm quyền của ông Olaf Scholz.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: The Financial Times
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: The Financial Times