Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in số 53 ra ngày 13/3/2023

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đề xuất giảm 50% hưởng BHXH một lần: Vẫn phải cân nhắc những rủi ro; Phần lớn doanh nghiệp mới chỉ đang khởi động chuyển đổi số... là những tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 13/3/2023.

Trang nhất số báo 53 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 13/3/2023.
Trang nhất số báo 53 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 13/3/2023.

Đề xuất giảm 50% hưởng BHXH một lần: Vẫn phải cân nhắc những rủi ro

Nhằm hạn chế người lao động rút bảo hiểm một lần đang có xu hướng tăng, Bộ LĐTB&XH vừa có đề xuất người lao động được hưởng tối đa 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Đề xuất  đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và nhận về những ý kiến nhiều chiều trong mục tiêu vì quyền lợi cho số đông, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Đề xuất người lao động được hưởng tối đa 50% tổng thời gian đóng vào quỹ hưu trí khi được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Ảnh: Thanh Hải
Đề xuất người lao động được hưởng tối đa 50% tổng thời gian đóng vào quỹ hưu trí khi được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Ảnh: Thanh Hải

Nghiên cứu mở thêm tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 12/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, cơ quan, địa phương về phương án dự kiến đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Trần Hồng Hà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Trần Hải
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Trần Hải

 Nêu gương giúp lan tỏa tinh thần đoàn kết

93 năm qua, từ khi được thành lập đến nay, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng, Đảng bộ TP Hà Nội đã luôn chú trọng xây dựng đoàn kết trong Đảng. Trong đó, đã bám sát, triển khai tốt công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công tác tư tưởng, chính trị…

Cán bộ xã Song Phương, huyện Hoài Đức cùng người dân thống nhất PA kiểm đếm cây trồng tại vùng đất bãi phục vụ công tác GPMB thi công DA đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Ảnh: Công Tâm
Cán bộ xã Song Phương, huyện Hoài Đức cùng người dân thống nhất PA kiểm đếm cây trồng tại vùng đất bãi phục vụ công tác GPMB thi công DA đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Ảnh: Công Tâm

Phần lớn doanh nghiệp mới chỉ đang khởi động chuyển đổi số

Hiện trạng DN chuyển đổi số (CĐS) trong một thời gian ngắn rồi bỏ hoặc triển khai nữa vời, thậm chí là đứng ngoài quá trình thay đổi mang tính cốt lõi này đang khá phổ biến. Số lượng DN đang thực sự CĐS hiệu quả, mang lại thay đổi đáng kể đối với hoạt động kinh doanh chỉ chiếm khoảng 1%.

Chuyển đổi số là con đường tất yếu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Ảnh: Hải Linh
Chuyển đổi số là con đường tất yếu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Ảnh: Hải Linh

Hoàn thiện chính sách bảo vệ người tiêu dùng online
Việt Nam đang hướng tới trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực với mong muốn đưa kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành thương mại điện tử giữ vai trò vô cùng quan trọng. Song cùng sự phát triển của thương mại điện tử cũng đòi hỏi hoàn thiện những chính sách bảo vệ người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng online. Ảnh: Quỳnh Anh
Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng online. Ảnh: Quỳnh Anh

Giải ngân đầu tư công vẫn nhiều thách thức
Số liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng ước tính mới đạt 6,55% kế hoạch năm 2023. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 6,97%. Tính đến hết tháng 2, chỉ có 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 10%.

Thi công đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Hùng Huy
Thi công đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Hùng Huy

Đăng kiểm được tiếp sức kịp thời
Từ sáng 11/3, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT - Bộ Công an) đã bàn giao 30 đăng kiểm viên thực hiện nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ GTVT. Các lực lượng thực hiện trên tinh thần giải quyết ngay vấn đề xã hội đang vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.

Kiểm tra kỹ thuật tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29 - 08D. Ảnh: Tuấn Anh
Kiểm tra kỹ thuật tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29 - 08D. Ảnh: Tuấn Anh

Đẩy nhanh tiến độ cải tạo các công viên, vườn hoa
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong năm 2023, TP Hà Nội sẽ tiếp tục cải tạo nhiều công viên, vườn hoa khác như: Cổ Tân, Bác Cổ, 19/8, Tao Đàn (Hoàn Kiếm); Pasteur, Vườn hoa hồ Thiền Quang (Hai Bà Trưng); Lý Tự Trọng (Tây Hồ); Ngọc Lâm (Long Biên); Công viên Bắc Linh Đàm, Đền Lừ (Hoàng Mai)... đồng thời tiếp tục nghiên cứu triển khai cải tạo các công viên, vườn hoa còn lại.

Vườn hoa Cổ Tân sẽ được cải tạo trong thời gian tới. Ảnh: Đoàn Hưng
Vườn hoa Cổ Tân sẽ được cải tạo trong thời gian tới. Ảnh: Đoàn Hưng

Ngăn ngừa lấn chiếm hè đường: Phạt cả người bán lẫn người mua
Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Tuấn Linh

Nhiều năm qua, công tác xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh gây mất trật tự, ATGT, văn minh đô thị thường chỉ tập trung vào những người bán hàng, trông giữ xe. Nếu xử lý nghiêm cả người bán lẫn người mua, hiệu quả sẽ trở nên rõ rệt hơn hẳn.

Cần xử lý cả người bán hàng lẫn người mua hàng để ngăn ngừa tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ảnh: Thanh Hải
Cần xử lý cả người bán hàng lẫn người mua hàng để ngăn ngừa tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ảnh: Thanh Hải

Xây dựng đường sắt đô thị: Vướng mắc về quản lý không gian ngầm
Chuyên gia về quy hoạch đô thị, KS Vũ Đức Chính    

Trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng chưa có cơ sở pháp lý để xác định mức độ sở hữu công trình ngầm, sử dụng không gian dưới lòng đất của người đang sử dụng đất, các quyền - nghĩa vụ của chủ sở hữu, sử dụng công trình ngầm.

Hệ thống đường sắt đô thị gặp nhiều vướng mắc, phải kéo dàithời gian thi công do liên quan tới không gian ngầm dưới mặt đất. Ảnh:Thanh Hải
Hệ thống đường sắt đô thị gặp nhiều vướng mắc, phải kéo dài thời gian thi công do liên quan tới không gian ngầm dưới mặt đất. Ảnh:Thanh Hải

Chống người thi hành công vụ kiểm tra nồng độ cồn: Khung hình phạt lên đến 7 năm tù
Không những vi phạm về nồng độ cồn, nhiều tài xế trong người có hơi men đã không làm chủ được hành vi khi lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn, đã chống người thi hành công vụ.

Tài xế Nguyễn Đức Trung bị khởi tố, bắt tạm giam về không chấp hành đo nồng độ cồn, lao xe vào tổ công tác. Nguồn: Internet
Tài xế Nguyễn Đức Trung bị khởi tố, bắt tạm giam về không chấp hành đo nồng độ cồn, lao xe vào tổ công tác. Nguồn: Internet

70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2023): Bước tiến dài khẳng định vị thế

Cách đây 70 năm, ngày 15/3/1953, tại Thái Nguyên - “Thủ đô gió ngàn Việt Bắc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh “Thành lập DN Quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam”. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và định rõ hướng đi cho Nhiếp ảnh Việt Nam. Đồng thời là cơ sở, tạo nền móng cho sự phát triển rực rỡ của hai ngành Nhiếp ảnh và Điện ảnh Việt Nam sau này.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Hồ Sỹ Minh và các đại biểu chụp ảnh tại buổi gặp mặt các thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2023). Ảnh: Trần Minh
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Hồ Sỹ Minh và các đại biểu chụp ảnh tại buổi gặp mặt các thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2023). Ảnh: Trần Minh

Quần thể danh thắng Tam Chúc được xếp hạng di tích quốc gia, vì sao?
Mới đây Bộ VHTT&DL đã có quyết định xếp hạng 12 di tích quốc gia, trong đó có quần thể danh thắng cảnh Tam Chúc (Hà Nam). Ngay sau đó, có ý kiến cho rằng, việc xếp hạng phải chăng đã công nhận những hạng mục, công trình mới được xây dựng cách đây vài năm.

Quần thể chùa Tam Chúc. Ảnh: Viết Tuân
Quần thể chùa Tam Chúc. Ảnh: Viết Tuân

Người có uy tín tiên phong làm kinh tế giỏi

Hà Nội hiện có 129 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, người có uy tín ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trên các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế tại địa phương.

Người có uy tín xã An Phú (huyện Mỹ Đức) tham gia phát triển nghề trồng cây sen. Ảnh: Lâm Nguyễn
Người có uy tín xã An Phú (huyện Mỹ Đức) tham gia phát triển nghề trồng cây sen. Ảnh: Lâm Nguyễn

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 92,9% dân số
Theo BHXH Hà Nội, tính đến hết tháng 2/2023, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt 1,98 triệu người, tăng 0,14% so với 31/12/2022; đạt 93,10% kế hoạch; chiếm 40,9% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia BHXH tự nguyện là 72.031 người, đạt 62,63% kế hoạch; chiếm 1,6% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 7,66 triệu người, đạt 95,84% kế hoạch; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,9% dân số.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cả nước đạt trên 90% dân số. Ảnh: Trần Anh
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cả nước đạt trên 90% dân số. Ảnh: Trần Anh

Sứ mệnh trong thời kỳ then chốt của lãnh đạo Trung Quốc

Trong hai ngày 10 - 11/3, Kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại, tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV đã họp phiên họp toàn thể thứ 3 và thứ 4 bầu và quyết định các vị trí lãnh đạo chủ chốt, gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng. Theo đó, ông Tập Cận Bình được toàn bộ 2.952 đại biểu tham dự nhất trí bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ 3 và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương. Ông Lý Cường, Triệu Lạc Tế và ông Hàn Chính cũng chính thức trở thành Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch nước khóa mới.

Chủ tịchTập Cận Bình bắttay chúc mừng tânThủ tướng Lý Cường. Ảnh: AFP
Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay chúc mừng tân Thủ tướng Lý Cường. Ảnh: AFP