Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tin tức tổng hợp trên báo in số 227 ngày 1/10/2022

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tăng lãi suất và tác động hai mặt; Quy hoạch cảng hàng không cần có tầm nhìn chiến lược; Khi chứng khoán trải qua tuần giao dịch đầy thách thức... là những tin tức hấp dẫn nhất trên số 227 ra ngày 1/10/2022.

Trang nhất số báo 227 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 01/10/2022 .
Trang nhất số báo 227 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 01/10/2022 .

Tăng lãi suất và tác động hai mặt

Sau một tuần kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng trần lãi suất huy động dưới 6 tháng, hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất. Trong khi người có tiền gửi tiết kiệm thì vui mừng, ngược lại các DN cần vốn rất lo lắng. Các chuyên gia cho rằng, tăng lãi suất để duy trì ổn định tiền tệ, giảm áp lực lạm phát nhưng ngược lại sẽ làm tăng chi phí tài chính đối với một nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi.

Nhân viên BIDV Hà Nội điều chỉnh lại bảng lãi suất. Ảnh: Phạm Hùng
Nhân viên BIDV Hà Nội điều chỉnh lại bảng lãi suất. Ảnh: Phạm Hùng

Áp lực tăng lãi suất vẫn còn

“Áp lực với lãi suất là chắc chắn, vấn đề lạm phát, tỷ giá hối đoái, dịch chuyển dòng vốn, chính sách của các nước lớn… đây đều là những áp lực Việt Nam phải đối mặt” -  TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ với báo Kinh tế & Đô thị.

Việc tăng lãi suất phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ảnh: Phạm Hùng
Việc tăng lãi suất phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ảnh: Phạm Hùng

Quy hoạch cảng hàng không cần có tầm nhìn chiến lược

Việc đầu tư xây dựng sân bay cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện và kỹ lưỡng trên cơ sở nhu cầu thực tế cũng như tầm nhìn chiến lược. Đây là bài học quý không chỉ của riêng lĩnh vực hàng không. Trào lưu các địa phương ồ ạt muốn xây sân bay sau một thời gian tạm lắng đang bất ngờ “nóng” trở lại khiến dư luận đặc biệt quan tâm. TS Nguyễn Hữu Đức - chuyên gia giao thông đã có buổi trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về vấn đề này.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Ảnh: Anh Minh
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Ảnh: Anh Minh

Đồng bộ nhà ở với hạ tầng giao thông: Giao thông chưa đi trước một bước

Trong xu hướng phát triển đô thị, tại Hà Nội, nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới xuất hiện đã góp phần tạo cảnh quan văn minh, hiện đại cho TP. Nhưng mặt trái của tốc độ đô thị hóa nhanh chóng này đã gây khó khăn cho chính quyền TP trong việc cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng công cộng cho cư dân, trong đó có hạ tầng giao thông.

Khu đô thị mới Linh Đàm. Ảnh: Công Hùng
Khu đô thị mới Linh Đàm. Ảnh: Công Hùng

Khi chứng khoán trải qua tuần giao dịch đầy thách thức

Bất chấp những dự báo tích cực về việc thị trường sớm hồi phục và vượt đỉnh, nhưng những ngày cuối tháng 9, VN-Index lại tiếp tục lao dốc trong sự bất ngờ khiến tâm lý của nhà đầu tư trở nên xấu hơn bao giờ hết. Các nhà đầu tư có thể hy vọng gì về thị trường chứng khoán cuối năm?

Nhà đầu tư giao dịch tại sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà đầu tư giao dịch tại sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

“Vua quạt miền Bắc” chinh phục thị trường

Sinh ra tại miền Trung đầy khó khăn, CEO Trần Văn Lê - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất cơ điện và Thương mại Phương Linh với những chiến lược bài bản, cùng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chinh phục đáp ứng thị trường trong và ngoài nước với các sản phẩm quạt công nghiệp.

CEO Trần Văn Lê - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất cơ điện và Thương mại Phương Linh giới thiệu với các khách mời, DN khi tham quan phân xưởng sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên
CEO Trần Văn Lê - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất cơ điện và Thương mại Phương Linh giới thiệu với các khách mời, DN khi tham quan phân xưởng sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên

Bồi đắp không gian văn hóa ven sông Hồng - Bài cuối: Hiện thực hóa quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Sông Hồng là trục cảnh quan có tính chất đặc biệt của Hà Nội, vừa mang tính biểu tượng, vừa là văn hóa, lịch sử Thủ đô. Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được định hướng để sông Hồng trở thành trục cảnh quan trung tâm của TP Hà Nội; tạo hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm vui chơi, tham quan, du lịch đáp ứng nhu cầu giải trí, thể dục, thể thao cho Nhân dân. Để làm được điều này, Hà Nội cần nỗ lực triển khai các giải pháp tổng thể, đồng thời tôn trọng các yếu tố cộng đồng, văn hóa, lịch sử.

Quy hoạch phân khu sông Hồng được phê duyệttạo đà cho pháttriển không gian văn hóa ven sông. Ảnh: Phạm Hùng
Quy hoạch phân khu sông Hồng được phê duyệttạo đà cho pháttriển không gian văn hóa ven sông. Ảnh: Phạm Hùng

Những di tích, ngôi làng cổ ven sông Hồng

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hóa sông nước. Đó là những di tích văn hóa, làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt.

Du khách đạp xe tham quan làng cổ Đường Lâm, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Du khách đạp xe tham quan làng cổ Đường Lâm, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Trần Quý Cáp - người "làm quan vì mẹ há vì tiền”

Trần Quý Cáp (1870 - 1908) là một thủ lĩnh của phong trào Duy tân hồi đầu thế kỷ XX. Thông minh, hiếu học, cầu tiến, sự học với ông là để thâu nhận kiến thức, để tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, mà trước hết là duy tân nền giáo dục nước nhà, bỏ giáo dục khoa cử, xây nền giáo dục thực nghiệp hiện đại.

Tượng Trần Quý Cáp tại một ngôi trường ở Đà Nẵng.
Tượng Trần Quý Cáp tại một ngôi trường ở Đà Nẵng.

Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fes đang tập trung vào việc ngăn chặn sự tăng giá ở Mỹ. Nhưng các quốc gia cách xa hàng nghìn dặm đang quay cuồng với chiến dịch cứng rắn nhằm kiềm chế lạm phát của Fed, khi các ngân hàng trung ương của họ buộc phải tăng lãi suất ngày càng nhanh và đồng đô la Mỹ mạnh lên đẩy giá trị đồng tiền của họ xuống. Đáng lo hơn, những cảnh báo về suy thoái toàn cầu đang ngày càng mạnh mẽ hơn.

Ngân hàng Trung ương Anh hôm 28/9 đã thông báo can thiệp khẩn cấp vào thị trường trái phiếu của Chính phủ Anh. Ảnh: Getty Images
Ngân hàng Trung ương Anh hôm 28/9 đã thông báo can thiệp khẩn cấp vào thị trường trái phiếu của Chính phủ Anh. Ảnh: Getty Images

Ngọn nến vẫn tỏa sáng

Chiều nay, vừa đi làm về vợ tôi đã nói: cô Châu dạy Pháp văn cho thằng Bi nhà mình mất rồi. Tối nay anh làmphòng mạch xong sớm vợ chồng mình đến dự đám tang của cô nhé. Tin cô Châu mất thật ra không quá đường đột với tôi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại sao chu kỳ ngủ và thức lại ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn?

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết mọi người có xu hướng ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày. Chu kỳ ngủ - thức của chúng ta được xác định bởi nhịp sinh học, đồng hồ bên trong cơ thể. Giống như đồng hồ cũ, “đồng hồ” bên trong cơ thể chúng ta cần được đặt lại hàng ngày và được điều chỉnh bằng cách tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên vào buổi sáng.

Khám tư vấn cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Công Hùng
Khám tư vấn cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Công Hùng

Cần nghiêm trị những kẻ hành hung y, bác sĩ

Thời gian qua, tại các bệnh viện liên tiếp xảy ra các vụ việc người bệnh, người nhà người bệnh hành hung nhân viên y tế. Hành vi tấn công y bác sĩ cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức xã hội và là hành vi vi phạm pháp luật, cần thiết phải xử lý bằng những chế tài nghiêm khắc của pháp luật.

Một trường hợp nhân viên y tế trực cấp cứu bị hành hung
Một trường hợp nhân viên y tế trực cấp cứu bị hành hung

Kamala Harris thăm DMZ sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang có chuyến đi 4 ngày đến châu Á với điểm dừng tại Khu phi quân sự  - DMZ chia cắt Bán đảo Triều Tiên khi bà cố gắng thể hiện cam kết của Mỹ  đối với an ninh của các đồng minh châu Á. Trước khi dừng chân tại DMZ,  bà Kamala Harris có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến căn cứ Không quân Osan ở Pyeongtaek vào ngày 29/9/2022. Ảnh: Reuters
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến căn cứ Không quân Osan ở Pyeongtaek vào ngày 29/9/2022. Ảnh: Reuters

Ai hưởng lợi từ vụ đánh bom Nord Stream?

Hàng chục tỷ đô la cơ sở hạ tầng quan trọng cung cấp tài chính cho nền kinh tế Nga, cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Đức và sưởi ấm châu Âu, đã bị chôn vùi trong sự cố nghi là đánh bom các đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2.

Các công nhân tại công trường xây dựngNord Stream 2. Nguồn: Reuters
Các công nhân tại công trường xây dựng Nord Stream 2. Nguồn: Reuters