Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Sáng 28/10, Báo Kinh tế&Đô thị phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Giải đáp băn khoăn việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em."

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Lại Bá Hà cho biết: "Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, vaccine được coi là “vũ khí” hữu hiệu nhất để nhân loại có thể sống chung với dịch bệnh.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đang yêu cầu các tỉnh, TP tăng tốc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 nhằm đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Tính đến nay, tổng số liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm trên cả nước là hơn 75 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là hơn 53 triệu liều, mũi 2 hơn 22 triệu liều.
 Các khách mời tham gia buổi tọa đàm.
Mới đây nhất, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương căn cứ vào tình hình dịch và nguồn cung ứng vaccine, tổ chức tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi theo lộ trình. Tại Hà Nội, TP đang rà soát thống kê số lượng trẻ trên địa bàn cần tiêm vaccine và xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Để người dân nhận thức rõ hơn về vai trò của vaccine trong phòng bệnh, phòng các biến chứng và tử vong do Covid-19 gây ra nhằm đảm bảo an toàn cho mình, gia đình và cho cộng đồng trước đại dịch, Báo Kinh tế&Đô thị phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Giải đáp băn khoăn việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em."
 Phó Tổng biên tập báo Kinh tế&Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi tọa đàm.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các khách mời:

- BS.CKII Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội – Phó Giám đốc CDC Hà Nội

- Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng - Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội

- Bà Đinh Thị Thanh – Giám đốc TTYT quận Bắc Từ Liêm
KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 3

    Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội

    Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng

  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 4

    Giám đốc TTYT quận Bắc Từ Liêm

    Bà Đinh Thị Thanh

  • Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 5

    Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội – Phó Giám đốc CDC Hà Nội

    BS.CKII Khổng Minh Tuấn

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Nguyễn Văn Thịnh (Quận Hai Bà Trưng) hỏi:
Thưa ông, Hà Nội đã chuẩn bị những điều kiện gì để triển khai chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ trên toàn TP?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 6
BS.CKII Khổng Minh Tuấn trả lời:
Theo kế hoạch Bộ Y tế, chúng ta sẽ bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em, trước mắt là cho đối tượng 12 - 17 tuổi, ưu tiên theo thứ tự nhóm tuổi cao đến thấp, ví dụ 16 - 17 tuổi trước tiên. Công tác chuẩn bị và triển khai tiêm chủng cho đối tượng này sẽ đặc biệt khó khăn hơn, do số lượng người nhà buộc phải đi cùng trẻ khi tiêm, cũng như những tâm lý lo sợ điển hình ở trẻ, như hiệu ứng dây chuyền, hiệu ứng blouse trắng… Đôi khi phản ứng sau tiêm của trẻ là do tâm lý chứ chưa hẳn là do vaccine.
Do đó, thứ nhất là các cơ sở tiêm chủng cần chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ và người giám hộ, cũng như chuẩn bị các phương án để tiêm cho trẻ an toàn ngay tại các trường học… Thứ hai là công tác chuẩn bị tâm lý trước và trong khi tiêm cho trẻ. Phụ huynh cần động viên, trấn an các cháu để tránh tâm lý lo sợ, tương tự như khi tiêm các loại vaccine khác. Thứ ba là công tác theo dõi sau tiêm, do các cháu còn nhỏ tuổi, đôi khi chểnh mảng, chưa thể tự theo dõi và báo lại kịp thời các phản ứng sau tiêm. Do đó gia đình cần quan tâm nhiều hơn phản ứng sau tiêm của trẻ trong ít nhất 7 ngày đầu, trong đó đặc biệt là 30 phút sau khi tiêm cần được cán bộ y tế theo dõi sát sao. Tuy nhiên nhìn chung, phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ 12 - 17 tuổi hầu như không có gì quá khác biệt so với người lớn.
Riêng tại TP Hà Nội, ngành y tế đã lên danh sách khoảng 680 - 840 ngàn trẻ thuộc đối tượng tiêm vaccine Covid-19. Hiện TP cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án, cũng như điều kiện cần thiết tại các cơ sở tiêm chủng cho trẻ. Và chúng ta sẽ tiến hành tiêm cho trẻ ngay sau khi được phân bổ lượng vaccine cần thiết.
Cũng theo chủ trương của Bộ Y tế, nếu bảo đảm được nguồn vaccine Covid-19, chúng ta có thể triển khai tiêm cho cả đối tượng trẻ dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện vẫn tùy thuộc vào nguồn cung vaccine cũng như thông tin từ các nhà sản xuất vaccine Covid-19.
Bạn đọc Nguyễn Phương Mai (quận Hoàn Kiếm) hỏi:
Hà Nội đang chứng kiến lượng lớn người về từ vùng dịch, nguy cơ lây lan Covid-19 tăng cao. Ông có khuyến nghị, đề xuất gì cho công tác phòng chống dịch của TP?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 7
BS.CKII Khổng Minh Tuấn trả lời:
Hiện chúng ta đang triển khai công tác phòng, chống dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, do đó không tránh khỏi lượng lớn người từ các nơi đổ vào Hà Nội sau thời gian giãn cách. Trong số đó có không ít người nhiễm Covid-19 nhưng phát hiện muộn, gây ra các ổ dịch trong cộng đồng.
Do đó, CDC Hà Nội khuyến cáo người dân không chủ quan, vẫn phải nghiêm túc chấp hành các quy định phòng chống dịch, tuân thủ 5K. Cùng với đó, cần hạn chế tối đa việc tham gia các hoạt động đông người không cần thiết, như ma chay hiếu hỉ…, bởi đây là những hoạt động có nguy cơ cao, lây lan dịch bệnh khó kiểm soát. Cuối cùng, khi có bất cứ biểu hiện ho, sốt, bệnh về đường hô hấp, cần khai báo y tế và liên hệ sớm với cơ quan y tế địa phương để có những tư vấn kịp thời, đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.


Bạn đọc Phùng Bích Ngọc (Quận Nam Từ Liêm) hỏi:
Thời gian qua, TP đã ghi nhận một số trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng vẫn mắc Covid-19. Xin ông giải thích thêm về điều này?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 8
BS.CKII Khổng Minh Tuấn trả lời:
Trong thời gian qua, TP Hà Nội đã triển khai một chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn chưa từng có, với hơn 8 triệu mũi tiêm vaccine Covid-19 đã được triển khai tính đến thời điểm hiện tại. Cũng qua chiến dịch này, chúng ta nhận thấy được hiệu quả rõ rệt của vaccine đối với việc giảm các triệu chứng bệnh nặng ở người mắc Covid-19 đã tiêm đủ 2 mũi. Rõ ràng, không có loại vaccine nào hiệu quả 100%, do đó cần hiểu rằng giá trị của vaccine Covid-19 là giảm thiểu các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, qua đó giảm các ca bệnh nặng và tử vong do Covid-19. Như tại TP Hồ Chí Minh, trong 53 nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi vaccine bị nhiễm Covid-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, chỉ 3 trường hợp cần hỗ trợ thở máy.
Bạn đọc Ngô Văn Thuần (Quận Hà Đông) hỏi:
Nhiều phụ huynh băn khoăn, e dè trong việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ bởi lo ngại các phản ứng phụ. Vậy quan điểm của ông/bà về vấn đề này như...
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 9
BS.CKII Khổng Minh Tuấn trả lời:
Việc một số phụ huynh lo lắng về phản ứng sau tiêm vaccine của con em mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên theo tôi điều này là không đáng lo ngại, bởi nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm xong cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, thậm chí đang triển khai tiêm cho đối tượng từ 5 - 11 tuổi.
Như tôi đã nói, trẻ em từ 12 tuổi đã có cơ thể phát triển tương đương người lớn, do đó phản ứng sau tiêm hầu như không khác biệt so với người lớn. Do đó, quan trọng nhất vẫn là vấn đề khám sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 để có được chỉ định chính xác, đảm bảo tiêm an toàn, đúng đối tượng, bởi hiện nay nhiều trẻ em trong độ tuổi 12 - 17 cũng đã xuất hiện những bệnh lý nền, bao gồm ung thư.
Bạn đọc Ngô Thị Hiền (Quận Ba Đình) hỏi:

Ông có khuyến cáo gì về công tác phòng chống dịch tại Hà Nội trong giai đoạn hiện nay?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 10
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Hiện nay số lượng người dân đổ về Hà Nội rất đông nên nguy cơ bùng phát dịch rất lớn, chúng tôi khuyên  tất cả mọi người không được chủ quan, cần đảm bảo thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid-19, ngoài việc tiêm phòng, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện nguyên tắc “5K”, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể lực, hạn chế tụ tập đông người, không được chủ quan suy nghĩ rằng mình đã tiêm 2 mũi vaccine rồi là không bị bệnh vì vẫn có những trường hợp tiêm đủ 2 mũi rồi vẫn bị bệnh.
Bạn đọc Vũ Đức Nghĩa (Huyện Thường Tín) hỏi:

Hà Nội công bố trở thành vùng xanh từ ngày 15/10, nhưng đến nay đã xuất huyện nhiều ca bệnh cộng đồng tại nhiều quận, huyện, vậy có nguy cơ “rớt” vùng xanh không, thưa ông?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 11
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Hiện nay các người địa phương khác về Hà Nội rất nhiều nên nguy cơ dịch bệnh gia tăng. Bộ Y tế đã đưa ra các cấp độ theo hướng dẫn 1800 ngày 12/10/2021, Nghị quyết 128 của Chính phủ căn cứ vào 3 tiêu chí như: số ca mắc tại cộng đồng/100.000 dân/1 tuần; thứ hai là tỷ lệ người tiêm vaccine đủ 18 tuổi trở lên ít nhất 1 liều vaccine; thứ ba là phải đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh ở các tuyến. Vì thế việc xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng ở Hà Nội cũng chỉ nằm trong 1 các tiêu chí trên, nên phải đặt vào rất nhiều tiêu chí khác thì mới đánh giá được. Hiện nay, đối với Hà Nội, chúng tôi cũng hi vọng rằng chúng ta vẫn nằm trong vùng xanh và đặc biệt chúng ta không được chủ quan, nhất là những người đi về từ các tỉnh khác cần thực hiện khai báo y tế, kể cả việc đi từ các vùng nguy cơ hay không nguy cơ đều nên khai báo y tế để khi có bất cứ vấn đề gì cần thiết là chúng ta có thể giải quyết được ngay.
Bạn đọc Nguyễn Thị Lợi (Huyện Thanh Oai) hỏi:

Con tôi học lớp 7 nhưng rất nhỏ, chiều cao và cân nặng chỉ bằng trẻ lớp 5, vậy thì tiêm vaccine phòng Covid-19 cho cháu thì có an toàn không?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 12
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Với độ tuổi quy định từ 12 đến dưới 18 tuổi sắp tới được tiêm vaccine, gia đình chị hoàn toàn yên tâm và nếu gia đình chị mà các cháu đi học thì sẽ tiêm ở các trường học, tiêm cuốn chiếu, đồng loạt tiêm theo từng lớp một, từ cấp độ cao đến thấp, nên không cần lo lắng nếu cháu có cân nặng và chiều cao chỉ bằng lớp 5. Vì đủ từ 12 tuổi đã có thể tiêm rồi, ngoài ra các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra rất ít. Trước khi tiêm cũng sẽ khám sàng lọc, phân loại, tiền sử bệnh của trẻ.
Bạn đọc Ngô Bích Huệ (Quận Bắc Từ Liêm) hỏi:
Hiện nay, tôi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng trong app “PC - Covid-19” chỉ cập nhật tôi tiêm mũi 1. Còn đồng nghiệp của tôi cũng đã tiêm 2 mũi vaccine nhưng trong app “PC - Covid-19” chưa cập nhật tiêm mũi nào. Vậy, tôi phải làm thế nào để trong app “PC - Covid-19” cập nhật đầy đủ thông tin mà tôi và đồng nghiệp đã tiêm? 
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 13
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Dữ liệu tiêm của nguoiwf dân trên app PC-Covid được cập nhật tự động, liên thông với app Sổ sức khỏe điện tử. Nếu người dân chưa được cập nhật kết quả trên app phòng chống Covid-19 (PC-Covid) thì có thể cài app Sổ sức khỏe điện tử hoặc truy cập vào trang web http://tiemchungcovid19.gov.vn để kiểm tra kết quả. Người dân có thể phản ánh kết quả lên trang web  http://tiemchungcovid19.gov.vn hoặc qua tổng đài Viettel 19009095 để được hỗ trợ.
Bạn đọc Trương Thúy Ngà (thuynganhaiduong@gmail.com) hỏi:
Đối với việc tiêm vaccine phòng Covid-19, những người ở tỉnh khác có được tiêm ở Hà Nội không?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 14
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Vừa rồi trong đợt triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 trong tháng 9, chúng tôi không phân biệt là có hộ khẩu hay không có hộ khẩu ở Hà Nội. Cứ hiện diện trên địa bàn là được tiêm phòng, miễn là đảm bảo từ 18 tuổi trở lên là được tiêm phòng. Nếu dưới 18 tuổi thì không được tiêm trong đợt vừa rồi. Nên những người nào ở Hà Nội mà chưa được tiêm thì có thể liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được đăng ký, hướng dẫn tiêm phòng, hiện nay Hà Nội vẫn đang triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1 cho các đối tượng từ nơi khác bắt đầu lên Hà Nội làm việc. Nên mọi người cứ an tâm đăng ký tiêm vaccine.

 

Bạn đọc Nguyễn Hải Anh (Quận Hoàng Mai) hỏi:

Nhiều người lo ngại là có khi phải đến nhiều năm sau khi tiêm vaccine thì các tác dụng phụ mới xuất hiện. Đó là một trong những nỗi sợ lớn khiến nhiều người nghi ngờ về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, nhất là đối với vaccine theo công nghệ ARNm hoàn toàn mới mà chúng ta chưa có đủ thời gian để đánh giá hết hệ quả. Nỗi lo này có cơ sở hay không thưa ông?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 15
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Đúng là vaccine phòng Covid-19 chỉ sau 1 thời gian rất ngắn đã được sản xuất và đưa vào tiêm phòng nên thời gian đánh giá đáp ứng miễn dịch của các đối tượng để xem bao nhiêu lâu miễn dịch đạt ngưỡng cao nhất và bao nhiêu lâu thì miễn dịch hạ xuống để tiêm tiếp mũi tăng cường cho cơ thể, việc các bậc phụ huynh lo lắng thì đó là đúng thôi. Nhưng nghiên cứu sơ bộ, duy trì được miễn dịch được một vài năm và Việt Nam cũng như một số nước đã tính đến tiêm mũi 3 rồi. Việc mà bạn đọc lo lắng vài năm sau xảy ra các tai biến nặng, phản ứng phụ thì qua nghiên cứu khi vaccine được đưa vào sử dụng 2 năm rồi và qua một số tài liệu tham khảo của y tế thế giới, chúng tôi không thấy ghi nhận hay có để lại một số vấn đề liên quan đến vaccine phòng Covid-19 trong một hai năm gần đây nên các gia đình có thể yên tâm.
Bạn đọc Vũ Thị Thanh (Huyện Sóc Sơn) hỏi:

Tôi có con gái 12 tuổi đang dậy thì, nghe nói chưa có đánh giá cụ thể nào của vaccine phòng Covid-19 đối với sức khỏe sinh sản sau này, các bác sĩ có thể trao đổi thêm về vấn đề này?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 16
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:

Đối với tất cả bé gái và bé trai, trong lứa tuổi dậy thì, các bộ phận bắt đầu hình thành và phát triển. Theo tôi nghĩ việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19, chúng ta hoàn toàn yên tâm bởi vì khi đã đồng ý và được phép của Bộ Y tế tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi thì đã có những tính toán, nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của lứa tuổi này rồi nên chúng ta hoàn toàn yên tâm.

Bạn đọc Võ Thanh (Quận Đống Đa) hỏi:

Tới đây CDC Hà Nội sẽ tham mưu thành phố như nào để trẻ tiêm vaccine Covid-19 được an toàn và nếu con tôi tiêm vaccine xong có được đến trường không? Dự kiến đợt tiêm mũi 1 cho trẻ sẽ diễn ra trong bao lâu?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 17
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Nếu số trường hợp mắc Covid-19 dưới 2 trường hợp/1 tuần/100 người dân, ngoài ra lứa tuổi trên 18 tuổi được tiêm vaccine 100% thì đó là rất an toàn. Độ bao phủ hiện nay của Hà Nội, chúng ta đã bao phủ được hơn 5 triệu người tiêm mũi 1 rồi và hơn 3 triệu người được tiêm 2 mũi thì sắp tới Bộ Y tế cấp vaccine cho Hà Nội thì tôi nghĩ rằng việc phủ trên 95% người dân Hà Nội tiêm vaccine là không xa vì nó phụ thuộc vào lịch tiêm chủng, như đối với vaccine astrazenneca thì chúng ta phải đảm bảo 8 tuần thì mới tiêm mũi 2, hiện nay, chiến dịch tiêm chủng của chúng ta làm vào tháng 9 thì đến giữa tháng 11 sắp tới sơ bộ sẽ được tiêm đầy đủ. Việc các cháu không được đến trường, tôi nghĩ rằng, trẻ em đều có quyền đi học và khi Hà Nội mở lại trường học thì việc an toàn trong vấn đề dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Song song đó với việc các cháu được tiêm phòng nữa thì sẽ an toàn hơn rất nhiều. Nhưng tiêm phòng không phải là tất cả vì có những trường hợp tiêm phòng xong vẫn mắc bệnh như bình thường, chứ không riêng gì với vaccine phòng Covid-19 mà đối với các loại vaccine khác cũng vậy thôi. Loại vaccine tốt nhất trên thế giới cũng chỉ phòng bệnh được từ 95-97%, vẫn còn 1-2% không được bảo vệ và cũng tùy vào khả năng đáp ứng miễn dịch của từng người. Chính vì thế chúng ta tin tưởng rằng mình được tiêm vaccine nhưng cũng không nên chủ quan, vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng dịch của Bộ Y tế, nhất là biện pháp 5K.
Nếu Hà Nội được Bộ Y tế cung cấp đầy đủ vaccine, dự kiến Hà Nội sẽ có tầm hơn 800.000 trẻ từ 12 đến 18 tuổi. Trong chiến dịch vừa rồi, đã có những ngày Hà Nội thực hiện được tiêm hơn 600.000 mũi tiêm/ngày, với tốc độ đó thì sắp tới Hà Nội triển khai không lâu, cố gắng để tiêm cuốn chiếu, xong lớp 12 đến lớp 11, lớp 10, lớp 9. Với tốc độ đó thì khoảng trong vòng 2 tuần chúng ta sẽ hoàn thành được tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1 cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi.

Trẻ em hiện nay các cháu chưa đi học và đang tạm thời học trực tuyến, khi mà đi học trở lại, các trường hợp chưa được tiêm phòng thì chúng tôi vẫn khuyến cáo người lớn hướng dẫn các con thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu 5K của Bộ Y tế, vệ sinh cá nhân, tránh các buổi tụ tập đông người, giãn cách trong lớp học… đó là những biện pháp để đảm bảo cần thiết cho công tác phòng chống dịch Covid-19.

Bạn đọc Trần Mạnh (Huyện Ba Vì) hỏi:

Với trẻ em, đây là đối tượng mà tâm lý dễ bị kích động, chúng ta cần phải phối hợp công tác tuyên truyền và phối hợp hỗ trợ cho công tác tiêm chủng ở lứa tuổi từ 15- 17- đối tượng rất khó nói, chưa kể tâm lý đám đông trên mạng xã hội như thế nào?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 18
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Công tác chuẩn bị cũng như xây dựng các kế hoạch, kịch bản để triển khai tiêm phòng rất là thận trọng, chúng ta phải rất cẩn thận trong việc tiêm phòng để làm thế nào đó đảm bảo an toàn – yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngay từ quy trình xây dựng, chúng tôi đã phải nhấn mạnh đến yếu tố để làm thế nào đó ta bố trí việc phòng tiêm: giữa phòng khám phân loại, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm phải tách bạch nhau ra, để làm sao chúng ta không để các trường hợp chẳng may nhìn thấy bạn mình tiêm mà chảy máu mà các cháu mang tâm lý lo sợ, cho nên chúng tôi phải bố trí các phòng riêng biệt để không có xảy ra tình trạng trẻ hoang mang, lo sợ. Ngoài ra, chúng tôi sẵn sang có các xe cấp cứu lưu động để trong trường hợp không may các cháu có xảy ra các phản ứng phụ, bất thường thì được sơ cứu kịp thời, chuyển đến bệnh viện nơi gần nhất, đảm bảo mỗi một điểm tiêm thì điểm chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chỉ dưới 10 phút. Nên các gia đình hoàn toàn yên tâm, ngoài ra chúng tôi cũng thường xuyên có công tác tập huấn, tuyên truyền, cập nhật kiến thức cho các cán bộ.
Bạn đọc Nguyễn Khánh Chi (Quận Hà Đông) hỏi:

Nếu đến thời điểm tiêm phòng vaccine Covid-19 mà con tôi đến tháng 1/2022 mới sinh nhật 12 tuổi thì có được tính là đủ 12 tuổi để được tiêm phòng?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 19
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Đến tháng 1/2022 cháu mới tròn 12 tuổi thì vẫn được đưa vào danh sách tiêm chủng, tuy nhiên đối tượng này được đưa vào đợt tiêm sau. Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế thì tùy vào tình hình vaccine thì chúng ta sẽ hạ thấp dần độ cao lứa tuổi từ 18 đến xuống dưới 17, rồi từ 17 đến 16, rồi từ 16 đến 15, sẽ hạ dần dần xuống. Nếu con của anh chị mà chưa tròn 12 tuổi thì sẽ không nằm trong diện được tiêm trong tháng 10 này và để đến khi nào đúng tròn 12 tuổi thì mới được tiêm phòng.
Bạn đọc Nguyễn Bách (quận Hoàn Kiếm) hỏi:

Con tôi nếu bị mắc Covid-19 thì có nên tiêm vaccine nữa không? Có nên test vaccine trước khi tiêm, nếu bị dị ứng với vaccine liều 1 thì có nên tiêm liều 2?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 20
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:

Theo quyết định số 4355 của Bộ Y tế, trong trường hợp mới nhiễm Covid-19 thì tạm thời chưa tiêm vaccine và ngoài 6 tháng sau thì mới có thể tiêm vaccine.

Đối với vaccine, khuyến cáo không làm test vaccine trước khi tiêm. Nếu như tiêm mũi 1 xảy ra các tai biến nặng, thậm chí sốc phản vệ từ độ 3 trở lên thì theo quy định của Bộ Y tế thì không tiêm phòng. Còn nếu dưới độ 3 thì vẫn có thể tiêm bình thường.

Bạn đọc Đỗ Thị Dịu (Quận Hà Đông) hỏi:
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi cả nước chưa phủ hết mũi 1, mũi 2 cho toàn dân, Việt Nam chưa nên triển khai tiêm vaccine cho trẻ mà ưu tiên tiêm hết cho người từ 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền. Ý kiến của ông bà về vấn đề này?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 21
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, với mục tiêu cuối cùng đảm bảo an toàn  tiêm  chủng, giảm tỷ lệ  mắc hoặc tử vong do Covid-19, đặc biệt với các đối tượng dễ bị ảnh hưởng  do dịch bệnh, có nguy cơ cao những bệnh có biến chứng nặng.
Ở Việt Nam vẫn  đang thực hiện tiêm chủng ưu tiên cho các đối tượng theo Nghị quyết 21 của Chính phủ ngày 26/2 về việc mua, sử dụng vaccine phòng Covid-19 và mở rộng cho các nhóm đối tượng theo Kế hoạch 3355 của Bộ Y tế 7/8/2021, ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022.  Ngoài ra, theo Nghị quyết 128 của Chính phủ về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Quyết định 4800 của Bộ Y tế ngày 24/10 với tiêu chí độ bao phủ vaccine từ 18 tuổi trở lên, ngoài ra còn có trên 65 tuổi trở lên và 50 tuổi trở lên. Vì vậy, việc tiêm chủng rất cần thiết cho những người từ 50 tuổi trở lên hay là những người có bệnh lý mãn tính.
Tuy nhiên, đối với trẻ em khi quay lại trường học, tụ tập, tập trung đông người, có nguy cơ mắc cao mà chưa được tiêm chủng phòng bệnh, vì vậy, việc tiêm đồng thời vaccine cho trẻ em rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là ở các tỉnh, thành bao phủ vaccine cho người trên 50 tuổi, các tỉnh đang có dịch, căn cứ vào lượng vaccine được Bộ Y tế phân bổ thì chúng ta sẽ lên kế hoạch tiêm sao cho hợp lý, vì còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố quyết định việc triển khai tiêm.


Bạn đọc Phạm Thị Mai (Quận Tây Hồ) hỏi:
Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ rằng, trước khi tiêm vaccine Covid-19 nên uống nước lá tía tô để tránh các phản ứng sau tiêm như sốt... Vậy, với trẻ em trước khi vaccine Covid-19 có nên uống nước lá tía tô như nhiều người mách bảo không?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 22
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Hiện nay việc uống nước lá tía tô chúng tôi không khuyến cáo. Như tôi đã nói, việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm đầy đủ cũng như những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ là cần thiết. Các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm, bởi vì trước khi trẻ được tiêm chủng vaccine
Covid-19, cơ sở y tế phải khám sàng lọc, đo huyết áp, đo thân nhiệt cho trẻ. Ngoài ra, cán bộ y tế còn phải khai thác tiền sử của trẻ... nếu trẻ đủ điều kiện tiêm chủng thì chúng tôi mới chỉ định tiêm. Chúng ta không nên uống nước lá tía tô trước khi tiêm.
Bạn đọc Lê Dung (Quận Hoàng Mai) hỏi:
Ông có thể cho biết những phản ứng có thể gặp phải sau tiêm vaccine đối với trẻ và hướng xử lý ra sao? Quá trình theo dõi sau tiêm cho trẻ em cần lưu ý những gì khi theo dõi sau tiêm tại nhà, chế độ dinh dưỡng?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 23
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Các phản ứng sau tiêm vaccine với trẻ em cũng giống như người lớn, có thể khác nhau ở giữa các loại vaccine, có thể vaccine này xảy ra một số phản ứng không như mong muốn qua các nghiên cứu, chúng ta đã thấy trên thực tế.
Như tôi đã chia sẻ, Hà Nội đang đề xuất sẽ triển khai tiêm vaccine Pfizer cho trẻ. Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới đã triển khai tiêm cho trẻ từ 12 tuổi. Trong khi đó, Bộ Y tế cũng đã cho phép chúng ta tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Phản ứng rất phổ biến có khoảng trên 10% và có biểu hiện là đau đầu, đau khớp, đau tại vị trí tiêm… Ngoài ra, trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh và có thể tiêm mũi 2 có biểu hiện các triệu chứng này có thể cao hơn so với mũi 1. Bên cạnh đó, các phản ứng phổ biến thì có khoảng từ 1/100.000 đến dưới 1 trường hợp có thể xảy ra buồn nôn hoặc đỏ ở các
vị trí tiêm. Một số phản ứng xảy ra ít hơn có thể nổi hạch, mất ngủ, khó  chịu, ngứa ở vị trí tiêm. Hiếm gặp hơn nữa là có khoảng 1/10.000 trường hợp có thể liệt mặt ngoại biên. Hoặc phản ứng viêm cơ tim rất hiếm gặp chỉ ghi nhận ở một số quốc gia.
Sau khi tiêm phòng, các bậc phụ huynh theo dõi trẻ 30 phút tại điểm tiêm. Chúng tôi cũng khuyến cáo, cha mẹ tiếp tục theo dõi trẻ ít nhất trong 3 ngày đầu, đặc biệt là 7 ngày sau tiêm. Thời gian theo dõi có thể kéo dài 28 ngày sau khi tiêm.
Khi trẻ có một số dấu hiệu như: Đau ngực, khó chịu, buồn nôn, khó thở, chóng mặt thì phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.  Ví dụ ở miệng có cảm giác tê, da có phát ban mẩn đỏ, họng ngứa, đau đầu kéo dài,  đau dữ dội, tức ngực... cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Chúng tôi cũng khuyến cáo, kể cả với người lớn, sau khi tiêm phòng cần có người thân ở bên cạnh sát sao để hỗ trợ hoặc thông báo đến cơ sở y tế kịp thời nếu xảy ra phản ứng. Chúng ta lưu ý, với những trường hợp tiêm, luôn phải có người theo dõi 24/24 giờ, ít nhất là trong 30 giờ.
Chúng ta không nên dùng chất kích thích, uống rượu bia trong thời gian 3 -7 ngày đầu. Ngoài ra, các trường hợp tiêm nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường uống nước hoa quả.
Nếu chúng ta thấy vị trí tiêm, đau mẩn đỏ cần tiếp tục theo dõi không nên đắp chườm, thường xuyên đo thân nhiệt. Nếu sốt dưới 38,5 độ C, cần nới lỏng quần áo, chườm, lau bằng khăn khô, uống nước, không để cơ thể bị lạnh. Nếu sốt trên 38,5 độ C, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhưng cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc.
Bạn đọc Phùng Thanh Nam (tessietran@gmail.com) hỏi:
Công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh đối với công nhân xây dựng tại các công trình trên địa bàn quận diễn ra như thế nào?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 24
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:
Chúng tôi quản lý thông qua đơn vị thường trực là Ban Quản lý Dự án quận, từ đó chúng tôi triển khai tới các phường. Chủ công trình phải ký cam kết. Muốn triển khai hoạt động phải có phương án phòng chống dịch và được cơ quan y tế duyệt. Công nhân đi/đến phải có báo cáo và đều phải được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Bạn đọc Nông Thanh Hằng (nthang1621986@gmail.com) hỏi:
Với quận Bắc Từ Liêm, bà có thống kê vừa qua địa bàn quận có bao nhiêu người về từ vùng dịch, và những khó khăn trong việc quản lý, tuyên truyền đến những trường hợp này ra sao, vì thực tế trong thời gian qua có tình trạng đi từ vùng dịch ra Hà Nội vẫn di chuyển nhiều nơi trên địa bàn và tiếp xúc nhiều người.
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 25
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:
Tại quận Bắc Từ Liêm, thống kê đến thời điểm này số người từ vùng dịch về là 254, trong đó có 3 trường hợp dương tính. Cả 3 trường hợp này đều cách ly nghiêm ngặt tại nhà.
Để giám sát, quản lý những trường hợp đi từ vùng có dịch Covid-19 về địa bàn, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các phường, yêu cầu tổ Covid cộng đồng vào cuộc. Học hỏi các địa phương khác có mô hình liên gia", gồm 5 - 7 gia đình phối hợp với nhau để khai báo khi có người đi về từ địa phương khác. Tại quận Bắc Từ Liêm, chúng tôi có thư kêu gọi gửi tất cả gia đình trên địa bàn, trong đó có các số điện thoại cần thiết để liên hệ. Tùy từng người về ở những vùng khác nhau mà chúng tôi có biện pháp xử lý. Mặt khác chúng tôi có triển khai ký bản cam kết cho những người từ vùng dịch về nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm với cộng đồng của họ.
Theo đánh giá, nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 của quận cùng với các quận huyện khác của Hà Nội vẫn là rất cao. Bởi Bắc Từ Liêm có 26 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với hơn 100 nghìn sinh viên; có 3 khu công nghiệp với 12 nghìn công nhân. Ngoài ra người dân có yếu tố chủ quan khi được tiêm đủ 2 liều vaccine. Bên cạnh đó là tình hình giao thương, giao thông nối lại với các địa phương khác. Trước tình hình trên, ngành y tế đã tham mưu lãnh đạo quận kiện toàn, bổ sung lại những phương án phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Bạn đọc Lê Thị Thúy Ngà (thuyngahagiang@gmail.com) hỏi:
Do thời gian tiêm nhanh, số người tiêm đông, nên khi tiêm nhân viên y tế không trao đổi với người tiêm vaccine gì, liều lượng, khuyến cáo, ở quận Bắc Từ Liêm có xảy ra tình trạng này không, thưa bà? 
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 26
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:
Trong quy trình tiêm chủng chúng tôi phải đảm bảo thông tin đầy đủ tới người tiêm là tiêm vaccine gì, liều lượng, khuyến cáo. Trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm không xảy ra trường hợp này. Chúng tôi không vì số lượng mà bỏ qua quy trình tiêm chủng. Chúng tôi luôn phải đặt an toàn tiêm chủng lên trên hết.
Bạn đọc Thu Hà (cuocsongantoan2020@gmail.com) hỏi:
Nhiều người phản ảnh, họ không có hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa bàn nên vừa qua chưa được tiêm vaccine, ngành y tế địa phương triển khai tiêm vaccine ra sao để giải quyết tình trạng này?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 27
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:
Tại quận Bắc Từ Liêm chúng tôi không phân biệt đối tượng thường trú, tạm trú trên địa bàn. Tuy nhiên để triển khai tiêm phải có danh sách cụ thể. Thực tế trong quá trinh triển khai tiêm vừa qua, rất nhiều người không đến tiêm mũi 2 vì đã rời địa bàn, còn những người từ địa phương khác đến đăng ký tiêm mũi 1. Chúng tôi vẫn tiếp tục tiêm bổ sung cho các đối tượng nhưng phải có sự quản lý của các cấp chính quyền.
Bạn đọc Hoàng Lan (Hoanglanpham@gmail.com) hỏi:

Triển khai tiêm vaccine cho trẻ em có ảnh hưởng đến học tập không, khi phải tiến hành thành nhiều đợt?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 28
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:
Căn cứ vào lượng vaccine được phân bổ, TP Hà Nội sẽ có kế hoạch tiêm cho trẻ em từ lứa tuổi cao xuống thấp, thống nhất trên 30 quận huyện thị xã. Với quận huyện chúng tôi sẽ triển khai theo đúng kế hoạch. Việc tiêm quay vòng trở lại với các khối lớp sẽ không có khó khăn gì và không ảnh hưởng nhiều đến học tập của các em.
Bạn đọc Nguyễn Đức Dân (danxunghe@gmail.com) hỏi:

Nhiều người cho rằng, chưa nên tiêm cho trẻ em mà ưu tiên tiêm cho người trên 50 tuổi, ý kiến của A/C như thế nào?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 29
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:
Quan điểm của tôi, trẻ em ít nhiễm bệnh so với người lớn, nhưng vẫn có nguy cơ. Khi các con đi học thì môi trường học đường hoàn toàn có thế lây nhiễm Covid-19.
Thực tế thời gian qua tại nhiều địa phương có xuất hiện lây nhiễm trong trường học khiến nhiều trường phải đóng cửa, học trực tuyến.
Tôi thiết nghĩ việc tiêm cho trẻ em là cần thiết. Các tỉnh thành tùy vào tình hình địa phương, lượng vaccine được phân bổ để lên kế hoạch tiêm sớm cho trẻ em.
Bạn đọc Phạm Công (hanoipho2022@gmail.com) hỏi:

Gia đình tôi có hộ khẩu thường trú tại Thanh Trì, nhưng tạm trú tại Bắc Từ Liêm, còn 2 con thì lại học ở quận Cầu Giấy, vậy tới đây chúng tôi đăng ký cho con tiêm vaccine tại đâu?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 30
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:

Không cần thiết đăng ký theo hộ khẩu thường trú. Ở tại đâu thì sẽ tiêm tại đó nếu theo phương án triển khai tiêm ở địa phương, cháu sẽ tiêm ở Bắc Từ Liêm, không cần quay về Thanh Trì. Còn với phương án tiêm trong trường học thì sẽ tiêm tại quận Cầu Giấy.

Bạn đọc Hoàng Nam (namhoang1991@gmail.com) hỏi:

Thống kê các trẻ em có bệnh nền tại địa phương? Liệu có sự chồng chéo, không khớp trong thống kê?

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 31
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:
Sơ bộ ban đầu, chúng tôi thống kê theo lứa tuổi và số lượng học sinh tại các trường. Ngành y tế đang phối hợp với các trường triển khai bảng khảo sát đối với phụ huynh học sinh. Sau khi có kết quả chúng tôi mới có thông số chính xác trẻ em có bệnh nền, cũng như đang điều trị tại bệnh viện là bao nhiêu.
Về thống kê số liệu, quận đang giao ngành giáo dục là đơn vị thường trực, nên sẽ không có sự chồng chéo. Khó khăn trong công tác thống kê hiện tại là đối với các trường THPT không thuộc quản lý của ngành giáo dục quận. Chúng tôi vẫn đang phối hợp để triển khai theo 2 phương án tiêm cho trẻ em. Khi có số liệu cụ thể ngành y tế sẽ có dự trù, kế hoạch tiêm sát nhất.
Bạn đọc Trương Bích Thủy (Quận Hai Bà Trưng) hỏi:
Nhiều trẻ đến lịch tiêm chủng định kỳ, nếu trùng vào đợt tiêm vaccine Covid-19, thì nên tiêm vaccine nào trước thưa ông và có tiêm 2 loại vaccine phòng 2 bệnh cùng lúc được không?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 32
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Theo Quyết định 4355 của Bộ Y tế ngày 10/9/2021 về hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, không có quy định về khoảng cách tiêm chủng giữa các vaccine phòng Covid-19 với các loại vaccine khác.
Hơn nữa, theo quy định của Bộ Y tế, việc tiêm chủng thường xuyên trong 1 buổi tiêm chủng, như tôi đã chia sẻ, có thể đồng thời tiêm được rất nhiều loại vaccine phòng bệnh cùng một lúc. Vì vậy, nếu lịch tiêm chủng định kỳ trùng vào đợt tiêm vaccine Covid-19 thì chúng ta vẫn có thể tiêm cùng 1 lúc 2 loại vaccine trong cùng một ngày. Tuy nhiên, khi tiêm cho trẻ phải tiêm ở các vị trí khác nhau và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bạn đọc Nguyễn Văn Đương (Huyện Quốc Oai) hỏi:
Con tôi năm nay tròn 17 tuổi, cháu vừa tiêm vaccine phòng chống ung thư cổ tử cung (HPV). Vậy liệu con tôi tiêm vaccine Covid-19 có bị ảnh hưởng gì không?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 33
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Đối với trường hợp tiêm vaccine ung thư cổ tử cung  (HPV), trẻ từ 12 đến 17 tuổi vẫn tiêm vaccine Covid-19 bình thường. Bởi theo quy định của Bộ Y tế, không có quy định nào chỉ trong 1 buổi tiêm chủng chỉ tiêm 1 loại vaccine mà có thể tiêm nhiều loại vaccine phòng bệnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi đưa trẻ đi tiêm vaccine Covid-19.
Bạn đọc Trần Thị Thương (Huyện Đan Phượng) hỏi:
Nhiều người băn khoăn, trẻ em mắc bệnh nền như tim mạch có nên tiêm vaccine Covid-19 không? Nếu tiêm thì những ảnh hưởng của vaccine là gì?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 34
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Đối với các trường hợp có bệnh nền, dị ứng cùng giống như người lớn cần thận trọng trong công tác tiêm chủng vaccine Covid-19, không phải là chống chỉ định hoàn toàn.
Đối với vaccine Covid-19, chỉ trong trường hợp sốc phản vệ mức độ 3 trở lên thì mới chống chỉ định. Còn các trường hợp đang mắc một số bệnh lý nền, đây là những trường hợp cần thận trọng. Chúng tôi sẽ tham mưu, nếu như các cơ sở đủ điều kiện, để đưa vào điều trị cấp cứu vẫn có thể tiêm ở các trạm y tế. Tuy nhiên, nếu như các cơ sở y tế không có đủ điều kiện về các phương tiện phòng chống sốc, cấp cứu thì có lẽ, chúng tôi sẽ đề xuất có thể những đối tượng này triển khai tiêm ở các bệnh viện. Bởi vì, nếu không may, trẻ sau tiêm xảy ra một phản ứng nào đó không như mong muốn thì y tế có thể cấp cứu kịp thời.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, Hà Nội cũng đã làm rất tốt những vấn đề xử trí các trường hợp tai biến nặng sau tiêm ở tại các trạm y tế, cơ sở y tế, kể cả ở ngay tuyến ban đầu nên các bậc cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi đưa con mình đi tiêm vaccine Covid-19 nếu như sắp tới Hà Nội triển khai.
Bạn đọc Hoàng Thu Dung ( Thành Công, HN) hỏi:
Hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên tiêm vaccine cho trẻ nhỏ. Vậy quan điểm của ông/bà về vấn đề này như thế nào?  
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 35
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Quan điểm dự phòng có vaccine là niềm hạnh phúc, không có gì rẻ tiền và hiệu quả bằng vaccine, trên địa bàn thành phố mới có khoảng  5 triệu vaccine được tiêm mũi 1 và 3 triệu vaccine được tiêm mũi 2. Độ bao phủ chưa đạt.
Việc tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là rất cần thiết trong phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt trong việc đưa trẻ em đi học đến trường trở lại.
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm là bắt buộc tiêm vaccine, nhưng đối với vaccine Covid-19 tuy chưa bắt buộc và cần có sự đồng ý của phụ huynh trước khi tiêm. Nhưng như tôi đã nói vaccine nào cũng có phản ứng, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm, vaccine có phản ứng đau, sưng tấy, sốt... nhưng quá trình tiêm đã có khâu khám sàng lọc trước khi tiêm. Nếu các trường hợp đủ điều kiện sức khỏe sẽ được chỉ định tiêm còn trường hợp có bệnh nền, dị ứng... sẽ được sàng lọc thận trọng...
Bạn đọc Nguyễn Thị Minh ( Long Biên, HN) hỏi:
Thưa ông, vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi vừa được Bộ Y tế công bố là vaccine Pfizer. Vậy ông có thể cho biết với vaccine này đã có những thông tin về hiệu quả bảo vệ hay phản ứng sau tiêm như thế nào?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 36
Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng trả lời:
Chúng tôi đã tham mưu với Sở y tế Hà Nội, tham mưu với UBND thành phố xây dựng kế hoạch, đề xuất Bộ y tế tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em. Tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện tình hình thực tế, vaccine nào được Bộ Y tế phân bổ thì Hà Nội tiêm vaccine đó.
 Ông Ngô Khánh Hoàng trả lời câu hỏi của độc giả.
Đối với tất cả các loại vaccine có tỷ lệ phản ứng nhất định, bất cứ loại vaccine nào cũng vậy nhưng tỷ lệ thấp nên các bậc phụ huynh yên tâm, không nên trì hoãn việc tiêm vaccine cho trẻ và công tác chuẩn bị tâm lý. 
Ngoài ra, việc thành phố đang rà soát các đối tượng, nhưng tùy thuộc vào lượng vaccine được phân bổ, nếu vaccine không đủ sẽ tiêm từ cao đến thấp từ 18-17 tuổi, 17-16 tuổi. Nếu có đầy đủ vaccine sẽ triển khai tiêm diện rộng.
TP có 2 phương án triển khai tiêm,  nếu học sinh đi học đầy đủ sẽ tiêm tại trường học bởi thời gian qua ngành y tế và ngành giáo dục đã phối hợp rất tốt trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Còn nếu dịch phức tạp sẽ tiêm tại cộng đồng.
Thành phố cũng sẵn sàng tốt khâu chuẩn bị từ rà soát lập danh sách đến giấy mời... sẽ chuẩn bị chu đáo.
Chúng tôi hy vọng việc tiêm vaccine cho trẻ sẽ sớm được triển khai.
Bạn đọc Trần Thanh (thanhhoangtran1312@gmail.com) hỏi:
Công tác chuẩn bị tiêm cho trẻ em trên địa bàn được triển khai như thế nào?
Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân liên quan đến tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19” - Ảnh 38
Bà Đinh Thị Thanh trả lời:
 Bà Đinh Thị Thanh trả lời câu hỏi của độc giả.

Hiện nay quận Bắc Từ Liêm có dân số khoảng 320 nghìn, trong đó trẻ em 3 - 17 tuổi khoảng 75 nghìn, số trẻ em trong độ tuổi dự kiến tiêm là 29 nghìn (12 - 17 tuổi). Quận có 8 trường THPT, 17 trường THCS, tổng số học sinh theo học khoảng 25 nghìn trẻ. Ngay sau khi có chỉ đạo của TP, Sở Y tế, CDC Hà Nội, ngành y tế quận Bắc Từ Liêm đã chủ động tham mưu cho UBND quận, phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương lên danh sách, rà soát các cháu trong độ tuổi tiêm.

Hiện chưa có kế hoạch cụ thể để tiêm cho trẻ em, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sãn sàng các kịch bản theo 2 phương án tiêm ở trường hoặc tiêm trong cộng đồng với phương châm đảm bảo nhanh nhất, an toàn nhất cho trẻ em.

Theo thống kê, số lượng học sinh trên địa bàn trong độ tuổi tiêm biến động không nhiều. Ngành y tế đã có kinh nghiệm trong việc tiêm vaccine trong trường cho trẻ em. Tuy nhiên, với vaccine Covid-19 vẫn còn nhiều câu hỏi, nghi ngại, chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đồng thời tăng cường tập huấn cho đội ngũ y tế và phối hợp với ngành giáo dục đảm bảo điều kiện tốt nhất để triển khai tiêm vaccine cho trẻ em.