Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp Quốc phòng liên kết phát triển nông nghiệp xanh bền vững

Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để góp phần thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phát triển xanh và bền vững, Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET) đã liên kết với Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Âu Lạc, Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo nội địa với quy mô quy hoạch vùng nguyên liệu 30.000 ha sản xuất lúa an toàn thân thiện môi trường ứng dụng công nghệ vi sinh GAET - ÂU LẠC và thực hiện theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.

 Bộ trưởng Ngô Xuân lịch thăm sản phẩm an toàn do Quân đội sản xuất.
Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET) đã gieo trồng thành công giống lúa TS24 và TS25.

Khi trực tiếp tham quan thực địa cánh đồng lớn tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, khẳng định: Đây là mô hình kiểu mẫu điển hình của cả nước về quy mô cho đến tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ cao một cách toàn diện. Việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong những năm tới.
Việc ứng dụng mô hình máy bay (Drone) phun thuốc, phân vi sinh đang đưa ngành nông nghiệp lên một tầm cao mới. Trong đó chuỗi lúa gạo 30.000ha ứng dụng công nghệ vi sinh Âu Lạc – GEAT  sẽ là cơ sở, nền tảng cho một chuỗi giá trị lúa gạo phát triển bền vững tại ĐBSCL. Thông qua chuỗi giá trị 30.000ha này sẽ thay đổi từng bước tập quán canh tác của người nông dân, chuyển từ canh tác hóa học sang hướng sản xuất ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ vi sinh, phát triển nông nghiệp bền vững, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.

 Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm cánh đồng mẫu do GAET quy hoạch vùng nguyên liệu an toàn.
Hiện nay, GEAT đã thực hiện chuối liên kết khép kín bốn nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý) cùng thực hiện chương trình mô hình điểm tại huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu), huyện Châu Thành (tỉnh An Giang), huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh ) nhằm nâng cao hiệu quả trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của người dân. Kết quả những cánh đồng lúa sử dụng công nghệ vi sinh GAET - ÂU LẠC miễn dịch với sâu bệnh, tiết kiệm được 30-40% phân bón hóa học, giảm 2-3 lần phun thuốc trừ sâu bệnh. So với phương pháp canh tác thông thường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, mỗi héc ta tiết kiệm được từ 2,5-3 triệu đồng. Năng suất đạt 7,9 tấn/ha, cao nhất trong lịch sử trồng lúa của người dân ở đây. Sau chế biến, hạt lúa cho ra thành phẩm hạt gạo đạt tỷ lệ cao, hạt trong, chắc. Giá lúa thu mua của HTX Nông nghiệp Vĩnh Cường cao hơn so với giá lúa thông thường trên thị trường từ 50-150 đồng/kg. Như vậy với những người nông dân tham gia chuỗi sản xuất an toàn do GEAT thực hiện sẽ có thu nhập cao hơn từ 2,5 đến 3 triệu/ha. Đó là chưa tính đến lợi ích lâu dài về môi trường, đất được cải tạo, an toàn cho người sử dụng, hướng tới một nền sản xuất sạch và thân thiện.
Đặc biệt tại vùng nguyên liệu quy hoạch, chuỗi đã thử nghiệm gieo trồng thành công giống lúa ST25 – loại gạo đoạt giải ngon nhất thế giới. Sắp tới GAET sẽ đưa sản phẩm đặc biệt này phục vụ thị trường trong và ngoài quân đội. Hy vọng, trong thời gian không xa chuỗi giá trị lúa gạo an toàn do Cục Kinh tế hợp tác & Phát triển Nông thôn và GAET xây dựng sẽ là mô hình kiểu mẫu trong xây dựng chuỗi giá trị nông sản.
 BOX: GAET đang triển khai nghiên cứu hỗ trợ nông dân đưa khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sạch. Ứng dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh thế hệ mới, chế phẩm vi sinh đa năng phục vụ nông nghiệp an toàn, hữu cơ theo chuỗi giá trị, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần thiết thực giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, gắn với thế trận quốc phòng, quân sự địa phương.