Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Top bàn phím tốt nhất cho iPad

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ bàn phím cho iPad có thể làm tăng năng suất làm việc của bàn và bảo vệ máy tính bảng khi di chuyển. Sau đây là một vài mẫu bàn phím tốt nhất cho iPad của bạn.

Apple iPad có nhiều ưu điểm, nhưng bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng lại không nằm trong số những ưu điểm này. Đây cũng là vấn đề với máy tính bảng nói chung, đặc biệt nếu bạn có nhu cầu sử dụng vào các công việc như văn phòng hơn là giải trí đơn thuần. Xét về hiệu suất, rõ ràng cần phải có một bàn phím ngoài.

Yêu cầu về bàn phím cho iPad đó chính là mỏng và tính linh hoạt. Bàn phím gắn ngoài không chỉ mang lại cảm giác quen thuộc và thân thiện cho máy tính bảng của bạn, mà còn giúp bạn giải phóng phần màn hình mà bàn phím ảo chiếm khi gõ. Ngoài ra các phím chức năng cũng sẽ giúp bạn thao tác nhanh hơn.

 
Top bàn phím tốt nhất cho iPad - Ảnh 1
1. Logitech Ultrathin Keyboard Cover (cho iPad Air)

Phiên bản mới nhất của Ultrathin Keyboard Cover vừa được Logitech ra mắt hồi tháng Tư. Tuy giữ nguyên tên gọi như các phiên bản trước đây, nhưng sản phẩm đã được nhà sản xuất bổ sung một số cải tiến: cho phép điều chỉnh góc để bạn có thể thoải mái đẩy iPad ra phía sau giúp cho việc quan sát khi gõ phím tốt hơn. Bên cạnh đó, điểm mạnh khác của bàn phím này là các phím tắt giúp bạn truy cập nhanh vào các chức năng trên iOS rất tiện lợi.

Ultrathin Keyboard Cover cũng được đánh giá cao ở tính đơn giản, khả năng di động (chiếm rất ít không gian khi bỏ vào túi), cho trải nghiệm gõ phím tốt. Tuy nhiên, bàn phím của Logitech cũng bị đánh giá kém ở một số điểm. Việc sử dụng quá nhiều chất liệu nhựa khiến cho người dùng có cảm giác đây là sản phẩm không cao cấp. Ngoài ra, bộ chỉnh góc (để giúp đẩy iPad ra phía sau) của bàn phím hoạt động không được trơn tru, gây khó khăn cho người dùng.

2. Logitech Ultrathin Keyboard mini

Gần một năm sau khi ra mắt bàn phím Ultrathin Keyboard Cover dành cho iPad 9,7", Logitech tiếp tục ra mắt một sản phẩm tương tự để dùng với iPad mini. Mang tên gọi Ultrathin Keyboard mini, phụ kiện này vẫn được thiết kế bằng nhôm và dùng kết nối Bluetooth, chỉ có một số điểm khác biệt nhỏ nằm ở ngoại hình (ví dụ, cổng sạc microUSB đã đổi chỗ với nút Bluetooth). Trong lúc sử dụng, iPad mini sẽ được đặt vào một khe nhỏ giúp máy dựng lên và bạn có thể soạn thảo văn bản tương tự như khi thao tác trên laptop. Lúc không dùng, Ultrathin Keyboard mini sẽ kết nối với iPad mini thông qua phần nam châm ở cạnh máy và trở thành lớp bảo vệ màn hình. Kích thước dài x rộng x dày của bàn phím là 200 x 140,7 x 7,3mm, còn trọng lượng là 220g.

Logitech cho biết sản phẩm của họ có khả năng bật iPad tự động khi chúng ta mở bàn phím ra, và tắt máy đi khi gập phụ kiện này vào, tương tự như Smart Cover của Apple. Thời lượng pin của Ultrathin Keyboard mini là 3 tháng (tính theo thời gian dùng 2 giờ/ngày), thấp hơn so với con số 6 tháng của Ultrathin Keyboard Cover. Sản phẩm sẽ được bán ra trong tuần sau tại Mỹ và Châu Âu với giá 79,99 USD, rẻ hơn 20 USD so với người anh lớn của mình. Logitech cung cấp cho khách hàng ba tùy chọn màu đen, trắng, đỏ.

3. Anker TC930 Ultra-Thin Keyboard Cover (cho iPad Air)

Anker TC930 có thể không cho chất lượng ngang ngửa với các bàn phím của Logitech hay Belkin nói trên, nhưng có thể nói đây là sản phẩm tốt nhất trong tầm giá. Mặc dù giá bán lẻ đề nghị của nhà sản xuất là 80 USD, nhưng theo Cnet, đã có những nơi bán bàn phím của Anker với giá chỉ 30 USD,tức chỉ bằng 1/3 giá của Qode Thin Type và Ultrathin Keyboard.

Anker TC930 dùng nhựa ở phần phía trên và nhôm xám ở bên dưới. Bàn phím mỏng ngang Ultrathin của Logitech và cũng dùng cơ chế kết nối với iPad bằng nam châm. Đáng tiếc là TC930 không có khả năng tự kết nối như Qode Thin Type. Điểm yếu lớn nhất, không quá gây ngạc nhiên, đó chính là chất lượng. Việc gõ phím trên TC930 là không tốt như với bàn phím Logitech hay Belkin. Người dùng dễ dàng bị gõ lặp các kí tự, trong khi đó các phím tắt iOS chỉ hoạt động khi phải ấn cùng lúc với phím Fn.

4. Belkin Ultimate Keyboard Case (cho iPad 2, 3 và 4)

Trên thị trường bàn phím ngoài cho iPad thì Belkin cũng là một tên tuổi không hề kém cạnh Logitech. Bàn phím Qode Thin Type của hãng chính là đối thủ ngang ngửa với Ultrathin. Qode Thin Type nổi bật với thiết kế gần như toàn bằng kim loại rất chắc chắn, kết nối tự động với iPad Air khi tablet này được gắn vào phần rãnh trên case. Ngoài ra nó cũng có thể tự động kết nối qua Bluetooth thay vì yêu cầu người dùng phải ấn nút tắt/bật như các case khác, kể cả bàn phím Ultrathin. Sản phẩm cũng được tích hợp nhiều phím tắt phục vụ cho việc truy cập nhanh các chức năng trên iOS rất tiện lợi. Theo Belkin, bàn phím của họ dày chưa đến 4 mm. Thực tế cho thấy Qode Thin Type mỏng ngang với Ultrathin tuy nhiên mặt sau của nó thì dày hơn một chút.

Tuy nhiên, Qode Thin Type gặp một số điểm yếu mà có thể bạn sẽ cảm thấy chưa hài lòng. Trải nghiệm gõ phím là chưa thực sự tốt, phím khá nhỏ dù được bố trí hợp lý, dễ gõ sai hơn (ít nhất là so với bàn phím Logitech) do bàn phím yêu cầu phải có lực nhấn mạnh mới nhận. Về tổng thể, Thin Type là sự lựa chọn tốt cho những ai có nhu cầu 1 chiếc bàn phím chắc chắn, dễ dùng, và không làm mất đi sự "cao cấp" của iPad mà các bàn phím nhựa mắc phải.

5. Clamcase Pro (cho iPad 2, 3 và 4)

Bên cạnh một bàn phím iPad có tính linh hoạt và mang phong cách laptop, Clamcase Pro gần như khác biệt hoàn toàn so với người tiền nhiệm của nó. Đầu tiên là bàn phím của nó đã được thiết kế lại hoàn toàn và tốt hơn hẳn so với chiếc Clamcase nguyên mẫu. Nó tạo ra một không gian thoáng đạt và cảm giác chính xác hơn nhiều. Ngoài nhược điểm là phím bị lún xuống hơi sâu, đây là một trong những bàn phím rời tốt nhất hiện nay.

Trông nó khá hấp dẫn và bắt chước khiếu thẩm mĩ của MacBook Air khá tốt. Với đặc điểm này, trông nó rất giống với Brydge+ nhưng chắc chắn hơn nhiều. Một tính năng hấp dẫn khác là nó có thể xoay tròn và chúng ta có thể dùng nó như một chân đế để dựng iPad đứng thẳng khi xem phim. Clamcase Pro cũng có thời lượng pin được cải thiện nhiều với thời gian chờ lên đến 6 tháng (với vài tiếng đánh máy mỗi ngày). Trang web sản phẩm của công ty này cho biết người dùng có thể đánh máy liên tục trong vòng 120 tiếng liên tục trước khi phải sạc lại. Clamcase Pro hiện đã có mặt trên thị trường và có giá bán là 169$. Nó có thể làm việc với iPad 2, iPad 3 và iPad 4.

6. Logitech Ultrathin Keyboard Folio (cho iPad Air)

Ultrathin Keyboard Folio của Logitech được đặt trong một lớp vỏ ngoài bao bọc cho cả bàn phím lẫn iPad mini với chất liệu chống nước. Tổng thể của bàn phím không dây được làm to hơn một chút so với iPad mini để giúp người dùng thao tác với bàn phím dễ dàng hơn, đặc biệt là các phím ở hai phía cạnh. Logitech cho biết đây là bàn phím mỏng và nhẹ nhất hiện nay, cơ chế khóa SecureLock đặc biệt giúp iPad mini không bị rơi khi dùng với phụ kiện này.

Hãng cho biết bàn phím sẽ có giá 89,99 USD khi bán ra, tức ngang bằng giá với phiên bản bàn phím họ giới thiệu hồi tháng 3 vừa rồi. Ngoài Ultrathin Keyboard Folio, Logitech còn có Folio Protective Case cho iPad mini giúp dựng máy ở nhiều tư thế cũng như bảo vệ màn hình máy khi không dùng tới. Phụ kiện này có giá 49,99 USD và cả hai sẽ được bán ra từ cuối tháng 8 này.

7. Zagg Folio Keyboard (cho iPad Air)

Zagg Folio là mẫu bàn phím có thiết kế dành riêng cho iPad Air. Sản phẩm này xuất xứ từ Mỹ, giá khoảng 120 USD. Zagg Folio có thiết kế khá chắc chắn, gia công từ nhựa nên bàn phím này khá dẻo, bốn góc được bo tròn nhẹ nhưng cứng cáp. Đánh giá đầu tiên là chiếc bàn phím Zagg Folio này khả năng chịu lực khá tốt, nhựa dẻo nên tính đàn hồi khá cao, giảm xốc, giảm được lực va chạm. Mặt trước và mặt sau bàn phím phủ hai lớp da tạo nên tính thẩm mĩ cho sản phẩm. Ngoài ra bàn phím còn có đèn nền bàn phím giúp người dùng có thể sử dụng trong điều kiện thiếu ánh sáng.