Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trạm vũ trụ 8,5 tấn của Trung Quốc có thể sẽ va vào Trái Đất

Lan Hương (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giới chức Trung Quốc xác nhận, trạm vũ trụ Thiên cung 1 sẽ trở về bầu khí quyển Trái Đất vào năm 2017 và một số phần có thể sẽ va vào Trái Đất.

Trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc dự kiến sẽ rơi xuống Trái Đất vào năm tới, dấy lên lo ngại, giới chức ngành vũ trụ đã mất kiểm soát với thiết bị nặng 8,5 tấn.
Trạm vũ trụ Thiên cung 1 được mô tả là biểu tượng chính trị quan trọng thể hiện sức mạnh đang lên của Bắc Kinh. Khi được phóng lên vũ trụ hồi năm 2011, Thiên cung 1là một phần của chiến lược tham vọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc vũ trụ.
Tên lửa Long March 2-F  đưa Thiên cung 1 vào vũ trụ.
Tuy nhiên, phát biểu tại Trung tâm phóng vệ tinh ở sa mạc Gobi tuần trước, các quan chức cho biết, thiết bị vũ trụ không người lái đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và sẽ tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất vào nửa cuối năm 2017.
“Dựa vào các tính toán và phân tích của chúng tôi, phần lớn các bộ phận của phòng thí nghiệm vũ trụ sẽ cháy trong lúc tiến vào bầu khí quyển”, Wu Ping - Phó Giám đốc Văn phòng kỹ sư không gian Trung Quốc cho biết.
Tuyên bố này dường như xác nhận cho dự đoán rằng, Bắc Kinh đã mất kiểm soát với thiết bị dài 10,4m sau khi gặp phải một số lỗi kỹ thuật.
Jonathan McDowell - nhà vật lý thiên văn học và không gian của Havard cho biết, tuyên bố này cho thấy Trung Quốc đã mất kiểm soát trung tâm và Thiên cung 1 sẽ tái nhập vào khí quyển Trái Đất một cách tự nhiên. Nếu đúng, sẽ rất khó để dự đoán các mảnh vỡ sẽ rơi ở địa điểm nào.
Cũng theo ông McDowell, trong khi hầu hết bộ phận của trạm không gian khối lượng 8 tấn sẽ tan chảy khi đi vào khí quyển, một số bộ phận, như các động cơ sẽ không thể đốt cháy hoàn toàn.
Giới chức Bắc Kinh tuyên bố, việc trở về Trái Đất của Thiên cung 1 sẽ "không ảnh hưởng đến hoạt động hàng không hoặc gây thiệt hại cho đất".
Thomas Dorman, một nhà thiên văn học cho biết, phòng thí nghiệm không gian đầu tiên của Trung Quốc nhiều khả năng hạ cánh xuống biển hoặc trong một khu vực không có người ở. "Nhưng điều này rất khó dự đoán. Vì vậy, chúng ta vẫn phải chờ đợi”, ông nói.