Trên 30 đơn vị, doanh nghiệp “bắt tay” sản xuất, cung ứng nông sản an toàn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 7/6, tại huyện Phúc Thọ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Hà Nội tổ chức hội thảo “Tăng cường liên kết giữa cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm rõ nguồn gốc và an toàn trên địa bàn Hà Nội”. Hội thảo có sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp (DN), đơn vị phân phối nông sản thực phẩm an toàn.​

Kinhtedothi - Ngày 7/6, tại huyện Phúc Thọ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Hà Nội tổ chức hội thảo “Tăng cường liên kết giữa cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm rõ nguồn gốc và an toàn trên địa bàn Hà Nội”. Hội thảo có sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp (DN), đơn vị phân phối nông sản thực phẩm an toàn.​

 
Các đơn vị, DN ký kết hợp đồng hợp tác.
Các đơn vị, DN ký kết hợp đồng hợp tác.
Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Hà Nội, hiện nay trên địa bàn TP đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Đối với lĩnh vực trồng trọt đã hình thành 157 cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 14 huyện ngoại thành, 170ha cây ăn quả VietGAP, 80ha chè VietGAP, diện tích rau an toàn được quản lý, chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận đạt 5.000ha. Đối với lĩnh vực chăn nuôi đã hình thành rõ nét 76 xã chăn nuôi trọng điểm. Toàn TP đã hình thành 11 chuỗi liên kết sản phẩm rau an toàn, 21 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Tổng sản phẩm các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thu sản phẩm đạt hàng ngàn tấn rau, 4.500 tấn thịt lợn, gia cầm, 140 triệu quả trứng, 29.000 tấn sữa tươi.

Hiện Hà Nội có 425 chợ, 24 trung tâm thương mại, 134 siêu thị và hàng ngàn cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm chủ yếu tập trung tại các quận nội thành. Tuy nhiên theo khảo sát hiện nay một lượng lớn sản phẩm nông sản đó được các thương lái mua tập kết tại các chợ đầu mối sau đó đưa đi tiêu thụ tại các chợ dân sinh, cửa hàng bếp ăn tập thể. Lượng sản phẩm được chứng nhận nguồn gốc mới chỉ chiếm khoảng 20%. Các chợ đầu mối vẫn đang đóng vai trò là khâu điều phối các sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ. Việc liên kết giữa các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhau vẫn còn hạn chế, chủ yếu theo hình thức mạnh ai nấy làm nên khó khăn trong trình kết nối với DN phân phối và sản phẩm tạo ra có tính cạnh tranh thấp.

Chính vì vậy, hội thảo là cơ hội cho các DN phân phối tiếp cận gần hơn với các hộ sản xuất nông sản an toàn. Qua đó tăng cường sự hợp tác, hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn khép kín trên địa bàn TP.

Tại hội thảo đã có trên 30 hợp đồng hợp tác được ký kết giữa các đơn vị, nhà sản xuất với DN phân phối nông sản thực phẩm an toàn.

Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội bày tỏ mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở sản xuất và DN phân phối. Ông Nguyễn Huy Đăng đề nghị các cơ sở sản xuất theo chuỗi khép kín để được hưởng chính sách hỗ trợ của TP. Đồng thời giao Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Hà Nội xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm, làm cầu nối để kết nối các cơ sở sản xuất, lưu thông.