Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trưng cầu dân ý tại Italia nắm “chìa khóa tương lai” của đồng Euro

Hà Phương (Theo Financial Times)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Việc người dân Italia sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về thay đổi hiến pháp được cho là nắm giữ “chía khóa tương lai” của đồng Euro.

 Thủ tướng Italia Matteo Renzi.

Sau sự kiện cử tri Anh ủng hộ rời Liên minh châu Âu (EU) – hay còn gọi là Brexit và chiến thắng gây sốc của ông Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đồng Euro nhiều khả năng sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng mới. Nếu Thủ tướng Italia Matteo Renzi “thất thế” trong cuộc trưng cầu dân ý về việc thay đổi hiến pháp sẽ diễn ra vào ngày 4/12 tới, thì khả năng sẽ ảnh hưởng mạnh tời tỷ giá đồng Euro.

Bởi, đầu tiên sự thất bại của EU trong việc xây dựng một liên minh kinh tế và ngân hàng thích hợp, từ sau cuộc khủng hoảng trong khu vực sử dụng đồng Euro giai đoạn 2010 – 2012 và thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự gia tăng chủ nghĩa dân túy ở châu Âu. Italia có 3 đảng đối lập, tất cả đều có lợi trong việc tách ra khỏi việc sử dụng đồng Euro.

Giới chuyên gia nhận định, cuộc trưng cầu dân ý ở Italia rất quan trọng, bởi nó có thể thúc đẩy hướng đi mới cho đồng Euro. Bởi, trước đó ông Renzi cam kết sẽ từ chức nếu thua cuộc, do đó cũng có thể coi đây là cuộc trưng cầu dân ý về chiếc ghế Thủ tướng của ông. Các cuộc thăm dò dự luận cho thấy ông Renzi sẽ thắng nhưng với khoảng cách rất hẹp, đồng nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào 5 sao (là phong trào chống lại các nguyên tắc xã hội, chính trị, và kinh tế truyền thống của xã hội). Và như vậy, một ngày sau cuộc trưng cầu dân ý tại Italia nhiều khả năng sẽ “đánh thức” một mối đe dọa dẫn tới sự tan rã của khối EU.

Cuộc trưng cầu dân ý này còn có thể châm ngòi cho nhiều cuộc bầu cử sớm nổ ra trên toàn châu Âu. Nhiều quốc gia chiếm hơn 75% GDP khu vực eurozone sẽ chuyển giao quyền lực trong cùng 1 năm. Tại Pháp, những xác suất cho một chiến thắng nghiêng về phía bà Marine La Pen trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây không còn là một “viễn cảnh” xa vời. Trong bối cảnh, bà Le Pen được coi là ứng cử viên sáng giá. Tuy nhiên, vẫn còn có ứng viên mạnh khác là Emmanuel Macron, cựu Bộ trưởng Kinh tế Pháp. Như vậy, trong trường hợp bà Le Pen trở thành người kế nhiệm Tổng thống, bà đã hứa sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của Pháp tại EU. Nếu trưng cầu dẫn tới một kịch bàn Frexit, tương lai của EU sẽ bị coi như “đặt dấu chấm hết”, như vậy sẽ tác động mạnh tới tỷ giá đồng Euro.

Dù là Pháp hay Italia rời EU, thì đều sẽ tác động xấu tới đồng Euro. Và như vậy, những khoản nợ bằng đồng Euro sẽ được thanh toán bằng đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ hay đồng Franc của Thụy Sĩ… Điều này dẫn tới việc các khoản lỗ sẽ buộc nhiều ngân hàng trong khối đối mặt nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, điều này có thể được ngăn chặn. Bởi trên lý thuyết, nguy cơ về sự ra đi này sẽ đòi hỏi những quyết định về thời gian và trình tự theo đúng luật.