Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Quốc cần một chương trình nới lỏng tiền tệ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc giảm phát của giá thành hàng hóa tại xưởng sản xuất của Trung Quốc đang trở nên sâu sắc hơn, trong khi đó giá tiêu dùng đã tăng chậm nhất kể từ năm 2009. Đây là một dấu hiệu cho thấy rất cần một chương trình nới lỏng tiền tệ trong thời gian tới.

Giá các mặt hàng sản xuất đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái với mức giảm kỷ lục lần thứ 33 liên tiếp. Giá tiêu dùng tăng 1,4% - giảm 14% so với tháng trước.

Giá dầu và kim loại lao dốc đã phần nào tiết kiệm chi phí sản xuất cho các nhà máy Trung Quốc dẫn đến giá hàng hóa xuất khẩu thấp và mối đe dọa giảm phát càng lớn hơn trên toàn cầu. Rủi ro giảm phát tăng lên khiến chi phí vay thực leo thang khiến các công ty đang mắc nợ càng thêm nao núng. 

 
giá tiêu dùng Trung Quốc chạm mốc thấp nhất trong 5 năm.jpg
Giá tiêu dùng Trung Quốc chạm mốc thấp nhất trong 5 năm.
Trong thời điểm này các chuyên gia cho rằng một quyết định cắt giảm lãi suất cùng với một gói nới lỏng tiền tệ từ ngân hàng T.Ư Trung Quốc (PBOC) là thiết yếu PBOC đã vắt kiệt những công cụ chính sách mới đưa ra nhưng không có hiệu quả, các chuyên gia tin rằng bước tiếp theo sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (RRR).

Việc giá dầu trên toàn cầu đang suy giảm không phanh cũng là nhân tố đóng góp vào việc giảm các mặt hàng xuất khẩu này. Cụ thể, giá nhiên liệu thấp đã thúc đẩy thặng dư thương mại Trung Quốc lên mức kỷ lục trong tháng 11 sau khi suy giảm nhập khẩu giảm bất ngờ. Điều này cũng thúc đẩy nền kinh tế và kiềm chế tốc độ lạm phát đủ để PBOC có thể đi đến một chương trình nới lỏng tiếp nối việc cắt giảm lãi suất tháng trước.

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm xuống còn 19,5% trong quý đầu tiên của năm 2015 và 19% trong quý tiếp theo.

Giá hàng hóa thấp cũng gây ra việc giảm giá xuất xưởng của các mặt hàng, kéo tụt giá xuất khẩu của Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường xuất khẩu có thị phần lớn trên toàn cầu, điều này dấy lên nỗi lo giảm phát trên toàn thế giới.

Hầu hết các ngân hàng T.Ư đều thấy mức lạm phát 2% là con số an toàn để bình ổn giá, hơn 20 trong tổng số 90 nền kinh tế giám sát bởi Viện nghiên cứu Kinh tế Tư bản đều có mức lạm phát dưới 1%, con số thấp nhất kể từ năm 2009. 

Những sự điều chỉnh giá tiêu dùng tại Trung Quốc mới làm ấm nhu cầu trong nước chứ chưa thực sự kiềm chế được nguy cơ giảm phát. Các nhà lãnh đạo đứng đầu Trung Quốc đã có cuộc hội kiến để xây dựng kế hoạch kinh tế cho 2015. Các nhà kinh tế mong đợi chính phủ sẽ giảm mục tiêu tăng trưởng năm sau xuống còn 7%  

Trong tương lai, PBOC vẫn sẽ là “đầu tàu” trong trận chiến chống giảm phát trên toàn cầu. Vậy nên sự linh hoạt hơn về lãi xuất cũng như việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhằm nới lỏng mức cung tiền để duy trì ổn định vĩ mô của nền kinh tế là điều các nhà phân tích mong chờ từ các nhà chức trách nước này.