KTĐT - Cục Thống kê Trung Quốc ngày 25/4 cho biết từ 11/4 đến giữa tuần qua, giá trung bình của đỗ xanh đã giảm 15,5% tại 50 thành phố so với 10 ngày đầu tháng.
Giới hữu quan Trung Quốc đang phải đối mặt với một bài toán cân đối đầy khó khăn: vừa tập trung kiềm chế giá tăng để chống lạm phát, vừa khởi động chiến dịch bảo vệ nông dân trồng rau trước tình trạng giá thu mua thấp gây bất bình trong cộng đồng.
Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại Trung Quốc đã yêu cầu các ban ngành địa phương hỗ trợ nông dân bán những nông sản như cải bắp và cần tây, vốn sụt giá thu mua thê thảm ở một số vùng trong vài tuần qua.
Nhưng giá bán ở các thị trường bán lẻ lại không giảm theo đà đó mà vẫn ở mức cao, bởi các nguyên nhân chi phí vận chuyển cũng như phí thuê gian hàng tại chợ tăng.
Cục Thống kê Trung Quốc ngày 25/4 cho biết từ 11/4 đến giữa tuần qua, giá trung bình của đỗ xanh đã giảm 15,5% tại 50 thành phố so với 10 ngày đầu tháng. Trong khi đó, giá dưa chuột giảm 11,5%, giá cần tây giảm 6,5% và giá cà chua giảm 2,3%.
Thất vọng trước tình trạng giá thu mua thấp, nhiều nông dân trồng rau ở Bắc Kinh, Thượng Hải cũng như các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam đã đổ đống hàng trăm tấn cải bắp, cần tây và các loại rau khác.
Ở thành phố Tế Nam của tỉnh Sơn Đông, do thừa nguồn cung nên cải bắp mất giá nặng nề. Năm ngoái, 1kg còn có giá 2 Nhân dân tệ nhưng giờ đây, giá tụt xuống chỉ còn 20 xu.
Trong khi người trồng trọt thất thu lớn thì người tiêu dùng cũng không được hưởng lợi từ tình trạng này. Giá bán lẻ ở các chợ chính tại Bắc Kinh (thị trường tiêu thụ chủ yếu nông sản từ Sơn Đông) không hề giảm với giá cải bắp hiện vẫn là 1,6 Nhân dân tệ/kg còn cao điểm lên tới 3 Nhân dân tệ/kg.
Một chủ cửa hàng lí giải: “Giá thu mua có thể thấp hơn. Nhưng chi phí vận chuyển và thuê cửa hàng thì ngày càng tăng."
Giáo sư Lí Quốc Tường của Viện Phát triển nông thôn, thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng phí vận chuyển tăng (trong đó có việc giá dầu diesel tăng) và phí thuê cửa hàng tăng, đang tạo nên tình trạng người trồng trọt lẫn người tiêu dùng “khóc” còn những bên trung gian lại “cười,” và đó là hình ảnh buồn của chuỗi cung cấp nông sản ở Trung Quốc ngày nay.
Cao Vương, một nhà phân tích tại hãng tư vấn Kinh doanh nông nghiệp phương Đông ở Bắc Kinh, nhận xét giới hữu quan chưa tìm được “liều thuốc” nào mang tính dài hạn cho vấn đề này. Thay vào đó mới chỉ tập trung vào các giải pháp tình thế, ngắn hạn như trợ cấp hay chính quyền thu mua nông sản của dân.
Theo chuyên gia này, giá bán buôn rau xanh sẽ còn giảm nữa vì thông thường tháng Tư, tháng Năm là thời điểm giá này rơi xuống mức thấp nhất trong năm./.
Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại Trung Quốc đã yêu cầu các ban ngành địa phương hỗ trợ nông dân bán những nông sản như cải bắp và cần tây, vốn sụt giá thu mua thê thảm ở một số vùng trong vài tuần qua.
Nhưng giá bán ở các thị trường bán lẻ lại không giảm theo đà đó mà vẫn ở mức cao, bởi các nguyên nhân chi phí vận chuyển cũng như phí thuê gian hàng tại chợ tăng.
Cục Thống kê Trung Quốc ngày 25/4 cho biết từ 11/4 đến giữa tuần qua, giá trung bình của đỗ xanh đã giảm 15,5% tại 50 thành phố so với 10 ngày đầu tháng. Trong khi đó, giá dưa chuột giảm 11,5%, giá cần tây giảm 6,5% và giá cà chua giảm 2,3%.
Thất vọng trước tình trạng giá thu mua thấp, nhiều nông dân trồng rau ở Bắc Kinh, Thượng Hải cũng như các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam đã đổ đống hàng trăm tấn cải bắp, cần tây và các loại rau khác.
Ở thành phố Tế Nam của tỉnh Sơn Đông, do thừa nguồn cung nên cải bắp mất giá nặng nề. Năm ngoái, 1kg còn có giá 2 Nhân dân tệ nhưng giờ đây, giá tụt xuống chỉ còn 20 xu.
Trong khi người trồng trọt thất thu lớn thì người tiêu dùng cũng không được hưởng lợi từ tình trạng này. Giá bán lẻ ở các chợ chính tại Bắc Kinh (thị trường tiêu thụ chủ yếu nông sản từ Sơn Đông) không hề giảm với giá cải bắp hiện vẫn là 1,6 Nhân dân tệ/kg còn cao điểm lên tới 3 Nhân dân tệ/kg.
Một chủ cửa hàng lí giải: “Giá thu mua có thể thấp hơn. Nhưng chi phí vận chuyển và thuê cửa hàng thì ngày càng tăng."
Giáo sư Lí Quốc Tường của Viện Phát triển nông thôn, thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng phí vận chuyển tăng (trong đó có việc giá dầu diesel tăng) và phí thuê cửa hàng tăng, đang tạo nên tình trạng người trồng trọt lẫn người tiêu dùng “khóc” còn những bên trung gian lại “cười,” và đó là hình ảnh buồn của chuỗi cung cấp nông sản ở Trung Quốc ngày nay.
Cao Vương, một nhà phân tích tại hãng tư vấn Kinh doanh nông nghiệp phương Đông ở Bắc Kinh, nhận xét giới hữu quan chưa tìm được “liều thuốc” nào mang tính dài hạn cho vấn đề này. Thay vào đó mới chỉ tập trung vào các giải pháp tình thế, ngắn hạn như trợ cấp hay chính quyền thu mua nông sản của dân.
Theo chuyên gia này, giá bán buôn rau xanh sẽ còn giảm nữa vì thông thường tháng Tư, tháng Năm là thời điểm giá này rơi xuống mức thấp nhất trong năm./.