Theo hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua, ông Thường Vạn Toàn đưa ra tuyên bố trong quá trình thanh sát các cơ sở quân sự tại miền duyên hải tỉnh Chiết Giang, tuy nhiên không tiết lộ thời gian cuộc thanh sát. Lực lượng quân đội, hành pháp cũng như công dân Trung Quốc phải sẵn sàng ứng phó trong trường hợp xảy ra “chiến tranh dân sự trên biển”, ông Toàn bổ sung. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc xuất hiện vào thời điểm căng thẳng trên Biển Đông gia tăng, Bắc Kinh đã ngang ngược xây dựng đường băng trái phép cũng như tăng cường quân sự trên một số đảo không thuộc chủ quyền của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên cảnh báo về khả năng xảy ra chiến sự trên biển. |
Hải quân Mỹ từng điều tàu chiến và máy bay quânn sự tới các khu vực tranh chấp trên Biển Đông để đảm bảo quyền tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, tuy nhiên vấp phải sự tức giận của Trung Quốc.
Trong một hội nghị liên quan tới lễ kỷ niệm 89 năm thành lập của Lực lượng Tự do Nhân dân (PLA), ông Thường Vạn Toàn khẳng định, PLA “tự tin về khả năng giải quyết các rủi ro và khiêu khích an ninh”. Hôm 2/8, Tòa án Tối cao Trung Quốc cũng tái khẳng định chủ quyền phi lý, bao gồm 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ) trên Biển Đông. Trước đó vào hôm 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết, trong đó khẳng định Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với Biển Đông và đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines. Cũng theo phán quyết, không có thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép có 200 hải lý đặc quyền kinh tế. Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 2/8 không đề cập trực tiếp đến Biển Đông hay phán quyết của PCA nhưng cho biết, khẳng định tư pháp này được thực hiện phù hợp với cả luật pháp Trung Quốc và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và sẽ được áp dụng ở các vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo đó, tòa Tối cao Trung Quốc khẳng định, những người tiến vào lãnh hải Trung Quốc bất hợp pháp, tái phạm sau khi bị lực lượng chức năng xử lý sẽ được coi là có hành vi vi phạm "nghiêm trọng" và có thể nhận được lên đến một năm trong tù. Quyết định này điểm thêm vào danh sách những hành động chứng tỏ chủ quyền “ngông cuồng” của Trung Quốc tại Biển Đông.