Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

TT Obama đánh mất 'sợi dây thông tin' với nước Mỹ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cải cách y tế vẫn còn là mớ bòng bong của chính phủ. Obama đã dẫn ra 3 vấn đề làm "rối loạn" quá trình thông qua.

KTĐT - Cải cách y tế vẫn còn là mớ bòng bong của chính phủ. Obama đã dẫn ra 3 vấn đề làm "rối loạn" quá trình thông qua. 
 
Sau một năm cầm quyền, với những gì đã làm và những sự kiện đã diễn ra, tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhận được không ít lời khen chê đặc biệt từ các chuyên gia phân tích, trong đó có Joe Klein. Dưới đây là nhận định của ông về một năm qua của Obama.

"Hãy xem đi", tổng thống Mỹ nói. "Ngay cả khi chúng ta không giải quyết được vấn đề chăm sóc y tế, thì đây vẫn sẽ là một năm đầy khó khăn". Chúng tôi đang ở phòng Bầu Dục, bàn bạc lý do tại sao mà cải cách y tế lại trở nên khó khăn đến vậy. Chính hôm thứ 6 trước ngày kỷ niệm một năm cầm quyền, ngày thứ 6 trước hôm một thành viên đảng Cộng hòa tên Scott Brown "kéo" Obama trở lại thực tế bằng việc giành ghế thượng viện của Ted Kennedy và chấm dứt ưu thế thông qua dự luật ở nghị viện của đảng Dân chủ. Đó là ngày thứ 6, khi quyết định theo đuổi cuộc cải cách chăm sóc y tế của Obama dường như đang bắt đầu tạo cho người ta một cảm giác giống như một trò chơi mạo hiểm.

Tôi đã hỏi Obama rằng ông nghĩ chính phủ của ông được người dân tại ngoại ô Boston, những người đã ủng hộ ông một năm trước, và trông đợi một sự "thay đổi",  cảm nhận như thế nào. Và giờ tôi lại thấy tổng thống thỏa thuận với bất cứ ai, từ thượng nghị sĩ ủng hộ chiến tranh Joe Lieberman cho tới liên đoàn lao động, tới thượng nghị sĩ Ben Nelson, đại diện tiểu bang Nebraska, (mà lá phiếu "đặc biệt" thứ 60 ủng hộ kế hoạch y tế của Obama khiến không ít người thấy bối rối) cho tới những lực lượng phản đối phá thai, chưa kể tới các công ty bảo hiểm và công ty thuốc. Obama nói nửa vời rằng: "Khi tôi hứa thay đổi, tôi không hứa các thành viên quốc hội sẽ không chỉ nhăm nhăm đạt được một dự án ở quận của họ hay hỗ trợ một bệnh viện ở khu lân cận".

Nhưng rồi sau đó ông lại thừa nhận, "Có một văn hóa trong thị trấn này, đó là văn hóa nội bộ. Đó là những gì tôi nghĩ người dân ở bên ngoài Washington không thể chịu đựng được về mặt pháp lý - một cảm giác họ không được lắng nghe. Tôi nghĩ chúng ta thực tế đã làm tốt hoạt động tại thị trấn này mà người dân lại không hoàn toàn hiểu. Nhưng từ bên ngoài, nếu bạn chỉ đang xem truyền hình, và tất cả những gì bạn đang nghe được là từ những bài báo, thì mọi người có thể đều có ấn tượng không đúng rằng không hiểu vì sao những người trong cuộc đó lại là những người bạn chúng tôi đang dành thêm nhiều thời gian lắng nghe hơn ".

Nhưng cái ấn tượng đó sai lệch đến đâu? Obama cũng chỉ khẳng định một cách "yếu ớt" rằng ông dành rất nhiều thời gian lắng nghe những người dân Mỹ bình thường. Nhưng thực tế, dường như ông dành nhiều thời gian ở nước ngoài trong năm đầu cầm quyền không hề ít hơn thời gian ông đi "khảo sát" trong nước để trực tiếp cảm nhận cái "nỗi đau" kinh tế của người dân. Và ông dường như đang đánh mất đi tính thực tế tại Washington, theo đuổi mục tiêu lịch sử chăm sóc y tế toàn diện - điều chắc chắn có nhiều giá trị, và là trọng tâm trong di sản chưa hoàn thiện của đảng mình, và quan trọng với tương lai kinh tế dài hạn của nước Mỹ, nhưng lại "không liên quan tới" hầu hết người dân Mỹ, khi họ nói trong cuộc thăm dò ý kiến rằng họ hài lòng với chương trình chăm sóc y tế họ hiện mà họ nhận được, và còn thấy quan ngại hơn đối với bất cứ sự thay đổi nào khác. Về vấn đề nan giải này, tổng thống Mỹ và đảng ông có lẽ đã "đánh mất sợi dây thông tin" với nước Mỹ.

Điều này có vẻ khá đáng tiếc, bởi vì ông đã làm hầu hết những việc khác rất tốt. Dĩ nhiên Obama đã đúng khi nhận định những vấn đề ông gặp phải ngay sau lễ nhậm chức vào ngày 20/1/2009. Ông lên lãnh đạo đúng vào thời điểm khủng hoảng sâu sắc, giữa lúc hệ thống tài chính sụp đổ, cùng với hai cuộc chiến chưa biết hồi kết thúc. Ông đã hành động với sự kiềm chế có chủ định để giúp ổn định nền kinh tế đang trong cơn lao đao. Ở nước ngoài, ông đã nhanh chóng khôi phục lại vị thế ngoại giao hợp lý hơn trong trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ trong khi vẫn khá gay gắt trong cuộc chiến chống al-Qaeda và đồng minh của chúng tại Afghanistan và quốc gia láng giềng Pakistan.

Gần như tất cả những lựa chọn của ông đều gây tranh cãi - một gói kích thích kinh tế được một số người cho là quá ít, còn số khác lại cho là quá lớn; sự leo thang chiến tranh tại Afghanistan, nỗ lực giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu thì kẻ coi là quá yếu, người coi là quá cấp tiến - nhưng xét một cách công bằng tất cả đều không phải là vấn đề đáng hổ thẹn của Obama. Ông vẫn luôn là vị tổng thống nghiêm túc và suy nghĩ về chất. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra sau một năm cầm quyền là liệu ông có đang thiếu một cách tiếp cận về chính trị - và tại sao vị tổng thống hùng biện giỏi nhất trong thế hệ qua lại thấy khó khăn khi phải giải thích chính mình với người dân Mỹ.

Cải cách y tế vẫn còn là mớ bòng bong của chính phủ. Obama đã dẫn ra 3 vấn đề làm "rối loạn" quá trình thông qua. Đầu tiên là bối cảnh: kế hoạch của ông sẽ phải ngốn tới gần 100 tỷ USD mỗi năm - dù ông cũng đã đề xuất biện pháp thanh toán cho khoản chi tiêu đó - và điều tiết 1/6 nền kinh tế ngay sau khi đã chi 787 tỷ đôla trong gói kích thích mà hầu hết người Mỹ đều thực sự không hiểu, và hàng trăm tỷ đôla khác để cứu trợ các ngân hàng khổng lồ, mà hầu hết người Mỹ cũng không hiểu nốt. Đó với không ít người có vẻ là sự bừa bãi, ngay cả khi Obama có thể giải thích một cách dễ nghe rằng cứu trợ và kích thích là cần thiết để "cầm máu" cho những vết thương kinh tế kia, và rằng, về dài hạn, việc cải cách y tế là bước đầu hướng tới kiềm chế chi phí này và giúp đưa nợ nhà nước trở lại tầm kiểm soát sau khi chính phủ Bush đã phá sạch các nguyên tắc ngân sách đáng khâm phục từ chính quyền Clinton.

Vất đề thứ hai là đảng Cộng hòa. Obama lên nắm quyền, định rằng sẽ thành lập một nhà nước lưỡng đảng. Các nghị sĩ đảng Dân chủ thì không thấy thuyết phục. Obama ngậm ngùi nói: "Minh chứng điển hình là khi tôi đi tới cuộc họp kín tại quốc hội với đảng Cộng hòa để thảo luận gói kích thích, tôi phát hiện ra rằng lãnh đạo đảng này, John Boehner, trước đó đã đưa ra tuyên bố nói rằng, ’chúng tôi sẽ bỏ phiếu chống lại dự luật trước khi chúng ta thậm chí có cơ hội trao đổi ý kiến nào".

Khi ấy, thay vì "hiệu chuẩn" lại ngay tại đó, Obama lại quyết định càng đẩy mạnh cải cách chăm sóc y tế. Có một số thành viên đảng Cộng hòa, do hai nghị sĩ từ tiểu bang Maine dẫn đầu, tưởng chừng đã cam kết bỏ phiếu cho một kế hoạch mà họ thấy hợp lý. Nhưng không khí đã xấu đi trong mùa hè, khi đảng Cộng hòa bắt đầu có xu hướng thay đổi. Họ thậm chí còn tuyên truyền với người dân những điều khoản không tồn tại của dự luật. Tới tháng 8, Obama đã nói kín đáo rằng ông không biết liệu khả năng lưỡng đảng là có thể hay không khi các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, khoảng 1/3 thành viên đảng đối lập thậm chí còn nghĩ ông không phải là công dân Mỹ. Số ít những thành viên Dân chủ này từng "vờ" thảo luận cải cách y tế, đặc biệt là những người trong Ủy ban Tài chính thượng viện, đã trì hoãn.

Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, một người theo chủ nghĩa tự do từ bang Ohio nói: "Mọi chuyện đã đi quá xa rồi. Chủ tịch Ủy ban Tài chính Max Baucus đã lãng phí 3 tháng, cố gắng đàm phán với 6 thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa". Quá trình kéo dài càng lâu thì, càng có nhiều vấn đề trong dự luật được phơi bầy trước sự giám sát của dân chúng. Những cuộc cải cách lịch sử - thực tế rằng các công ty vảo hiểm không còn có thể từ chối bảo hiểm của ai đó, thực tế rằng các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có thể mua bảo hiểm và trả ít hơn cho các cơ sở chăm y tế lớn, thực tế rằng người nghèo sẽ được trợ cấp đóng bảo hiểm - đã không được quan tâm nhiều. "Không có gì phải nghi ngờ", tổng thống nói với tôi, "rằng ... việc tập trung quá nhiều vào "quá trình làm xúc xích" này tại quốc hội chưa bao giờ hữu ích".

Và đó là vấn đề thứ ba: tập trung vào việc "làm xúc xích" này là không thể tránh khỏi, bởi chăm sóc y tế ảnh hưởng tới gần như mọi lợi ích đặc biệt hiện tại ở Washington. Vị tổng thống khẳng định với tôi rằng, mặc dù có phải thỏa hiệp, thì dự luật cũng hết sức có triển vọng. Ông thậm chí còn nhấn mạnh rằng dự luật vẫn sẽ được thông qua. Nhưng đó là trước Massachusetts. Một trợ lý thân cận của Obama nói, "sẽ có một khoảnh khắc nào đó rất tồi tệ". Obama sẽ phải tự thay đổi chính mình - nhưng liệu ông có phải là một chính trị gia cẩn trọng, hay một người dám can đảm giải quyết những bức xúc của theo chủ nghĩa dân túy về thời đại?

Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống, Bill Clinton phải thú nhận rằng ông đã phạm phải 2 sai lầm nghiêm trọng trong việc thúc đẩy ban hành cải cách y tế. Sai lầm đầu tiên là cứ cố hoàn thành tức tốc một công việc, thay vì nỗ lực tạo ra những thay đổi dần dần để tiến tới thay đổi cả hệ thống. Sai lầm nữa thì mang tính chính trị: 12 năm sau khi Ronald Reagan được bầu làm tổng thống, công chúng vẫn còn tin, như Reagan nói trong bài diễn văn nhậm chức rằng, "chính phủ chính là vấn đề", chứ không phải là giải pháp giải quyết những khó khăn của đất nước. Clinton đã nhận ra, dù đã quá muộn, rằng ông lẽ ra nên tập trung vào điều hành một cách hiệu quả trước. Sau đó ông nói với tôi rằng, ông nên xây dựng lòng tin trong dân chúng trước bằng việc giải quyết các vấn đề của hệ thống phúc lợi, nơi những cử tri trung lưu coi là có đầy những tham nhũng, rồi mới tính đến bất cứ điều gì tham vọng như chăm sóc y tế (cải cách phúc lợi được coi là một trong những thành tựu nổi tiếng và hiệu quả nhất của Clinton).