KTĐT - Ngày 20/7 này, thị trường chứng khoán Việt
Để thị trường phát triển hơn nữa, từng bước khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế vẫn còn nhiều việc phải làm. Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Sơn - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Ông có thể cho biết một cách tổng quát về những thành tựu đã đạt được của TTCK VN trong chặng đường 10 năm đã qua?
Quy mô TTCK VN 10 năm qua đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc. Thời điểm thị trường khai mở năm 2000, số lượng tài khoản của NĐT chỉ vẻn vẹn 3.000 tài khoản. Đến nay, cả thị trường đã có trên 900.000 tài khoản giao dịch, trong đó có hơn 13.000 tài khoản của NĐT nước ngoài, thu hút khoảng 600 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch, góp công lớn trong việc huy động vốn cho nền kinh tế. Tương tự, ở thời điểm bắt đầu hoạt động của thị trường, chỉ có 7 công ty chứng khoán (CTCK) và đến năm 2004 vẫn chưa có công ty quản lý quỹ nào. Đến nay, đã có 105 CTCK và 46 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt
Trong suốt thời kỳ từ 2002 -2005, mức vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP nhưng đến năm 2009, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt 37,71% GDP, ước tính đến cuối năm 2010 sẽ đạt khoảng 40 - 50% GDP.
- Là một thị trường còn non trẻ, chắc chắn không thể tránh khỏi những mặt hạn chế?
Hạn chế lớn nhất là chúng ta chưa có một lượng hàng hóa đủ lớn về quy mô cũng như cơ cấu nếu so sánh 600 mã chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch với khoảng 4.000 công ty đại chúng.
Mặc dù số lượng các tổ chức kinh doanh CK tăng nhanh nhưng năng lực hoạt động của một số tổ chức còn hạn chế, còn tiềm ẩn rủi ro. Cơ sở hạ tầng của TTCK chưa đồng bộ, chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Một thực tế nữa là giao dịch của TTCK VN chưa có sự tham gia nhiều của các NĐT tổ chức và những NĐT tổ chức hiện tại hoạt động với quy mô chưa lớn. Nếu so sánh với các thị trường tiên tiến trên thế giới, lượng tiền của các NĐT tổ chức chiếm từ 50 - 70% toàn thị trường nên năng lực nâng đỡ thị trường của họ được phát huy rõ rệt hơn.
- Để thị trường phát triển hơn nữa, cơ quan quản lý sẽ làm những gì? Các mục tiêu, giải pháp cụ phát triển TTCK VN trong giai đoạn 10 năm tiếp theo như thế nào, thưa ông?
Sự phát triển của TTCK trong thời gian tới không chỉ là mở rộng quy mô, nâng số lượng tài khoản, số lượng công ty niêm yết, số lượng CTCK…, mà quan trọng là phải phát triển về chất. Trong thời gian tới, TTCK không thể phát triển nhờ vào đầu tư ngắn hạn, đầu tư lướt sóng, đầu tư dựa vào tin đồn. Để làm được điều này, trước hết phải tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho TTCK, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80-110% GDP vào năm 2020.