Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

TTCK tuột dốc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mặc dù tâm lý lo ngại vẫn bao trùm thị trường, nhưng rất nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng đây là cơ hội tốt để mua vào.

KTĐT - Mặc dù tâm lý lo ngại vẫn bao trùm thị trường, nhưng rất nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng đây là cơ hội tốt để mua vào.

Giống như vài tuần gần đây, sáng nay (29/10) các sàn giao dịch chứng khoán vẫn đông nghẹt người. Tuy nhiên, sự sụt giảm quá mạnh của đa số các cổ phiếu khiến nhiều lúc các sàn lặng đi như không có người.

“Thị trường xấu quá. Phiên tụt giảm tồi tệ trên thị trường Mỹ đêm qua đã làm tình hình trở nên xấu hơn bao giờ hết. Nhiều người bắt đầu nghĩ tới khả năng phục hồi hình chữ W của kinh tế thế giới”, anh Hùng - một nhà đầu tư có mặt trên sàn SASC sáng nay nói.

Giống như anh Hùng, rất nhiều nhà đầu tư khác sáng nay lo ngại về khả năng thị trường tiếp tục đi xuống trong phiên ngày mai và tuần sau. Áp lực bán ra áp đảo từ đầu tới cuối phiên.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 18,37 điểm (-3,06%) xuống 581,49 điểm.

Đây là mức thấp điểm nhất kể từ 9/10.

Mặc dù tâm lý lo ngại vẫn bao trùm thị trường, nhưng rất nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng đây là cơ hội tốt để mua vào.

Kết quả là khối lượng giao dịch thành công trong phiên tăng mạnh từ mức 66 triệu đơn vị hôm qua lên 82 triệu, trị giá 3.950 tỷ đồng.

“Nhìn chung thị trường xấu nhưng index đã giảm nhiều và tới vùng hỗ trợ 570-580 điểm. Dòng tiền vào vẫn không hề nhỏ. Do vậy, đây có thể là cơ hội để mua vào các cổ phiếu tốt. Nếu cẩn thận hơn, có thể mua dần, từ hôm nay cho tới đầu tuần sau”, ông Đường - một nhà đầu tư có kinh nghiệm tại TP.HCM cho biết.

Theo nhà đầu tư này, ngày mai có tính quyết định tới thị trường. Gói kích cầu hai sẽ được quyết định có được thông qua hay không và mức độ như thế nào. Xét trên ảnh hưởng thực tế thì không lớn, nhưng về tâm lý là khá quan trọng.

Còn theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, gói kích cầu 2 nếu được thông qua sẽ giúp thị trường tăng nhẹ trở lại. Khả năng tăng mạnh sẽ thấp do kỳ vọng đã được phản ánh vào giá và tình hình chung trên thế giới là tiêu cực.

Về mặt kỹ thuật, giới quan sát thị trường cho rằng, 570-580 điểm là vùng hỗ trợ khá mạnh. Thị trường trước đó đã xoay quanh mức này khá lâu.

Trở lại diễn biến trên sàn HOSE sáng nay, trong số 180 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ, 158 mã giảm giá, 16 mã tăng giá và 10 mã đứng giá.

Tình trạng giảm sàn với dư mua trống trơn không còn quá nhiều. Tạm thời còn một số mã ở trong tình trạng này như: ACL, ANV, BAS, BHS, CLC, DCT, DIC, DPR, DQC, DTT, DXV, FBT, GTA, HAP, HAS, HAX, HBC, HMC, HSI, IFS, LBM, LGL, LSS, MCV, HMC, MTG, PET, PGC, PHT, PNC, PVF, RAL, SAV, SC5, SCD, SFI, SGT, SVC, TDH, TIC, TNC, TPC, TTF, TTP, TYA, UIC, VFC, VHC, VHG, VNI, VPH, VST, BF1.

Trừ PVF, còn lại các mã nói trên đều là của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Ở chiều ngược lại, vẫn có một số mã tăng trần như BT6, DRC, GMC, ITC, KSH, LAF, MCG, SZL, TCM, VPL, VTB.

Trong 20 mã có vốn hoá lớn nhất trên sàn này, có 1 mã tăng giá là VPL của Vinpearl còn lại đều giảm giá, trong đó có BVH, DPM, PVF, SJS giảm sàn.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 7,37 điểm (-3,62%) xuống 196,14 điểm.

Trong 229 mã, có tới 179 mã giảm giá, 6 mã đứng giá và 41 mã tăng giá.