Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Từ 2012, xóa sổ 1 loại thuốc trừ sâu trên toàn cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Liên hợp quốc kêu gọi các nước cùng tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để đẩy nhanh việc loại trừ các chất POP nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.

KTĐT - Liên hợp quốc kêu gọi các nước cùng tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để đẩy nhanh việc loại trừ các chất POP nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thông báo, Liên hợp quốc đã đưa thuốc trừ sâu endosulfan vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới để diệt sâu bệnh trong nông nghiệp vào danh sách các loại hóa chất hữu cơ độc hại gây ô nhiễm lâu dài (POP) và phải loại khỏi thị trường toàn cầu vào năm 2012.

Hội nghị gồm các đại diện của 127 nước vừa kết thúc tại Geneva ngày 30/4 đã nhất trí cho rằng, thuốc trừ sâu endosulfan gây nguy hại cho sự phát triển và sinh sản của con người và động vật.

Quyết định loại bỏ hóa chất này khỏi thị trường toàn cầu nằm trong 30 biện pháp khẩn đang được các bên tham gia Công ước Stockholm về các chất hữu cơ gây ô nhiễm lâu dài (POP) triển khai trên phạm vi toàn cầu.

Endosulfan là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc.

Giám đốc chấp hành UNEP, Achim Steiner nêu bật nhu cầu hỗ trợ tài chính và công nghệ để tạo điều kiện thay thế hóa chất endosulfan ở các nước đang phát triển.

Chỉ một số rất ít nước chậm phát triển nhất được hưởng quy chế giảm dần sử dụng loại thuốc trừ sâu này trong vòng 5 năm.

Thư ký chấp hành của Công ước Stockholm,Jim Willis thừa nhận các hóa chất POP mới được đưa vào danh sách cần loại bỏ đã đặt ra những thách thức mới đối với các nước vì quy mô sử dụng thương mại rộng rãi hiện hành của các chất độc hại này trên toàn cầu.

Liên hợp quốc kêu gọi các nước cùng tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để đẩy nhanh việc loại trừ các chất POP nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.

Hội nghị Geneva vừa kết thúc cũng nhấn mạnh nhu cầu tiếp tục sử dụng hóa chất DDT để kiểm soát côn trùng truyền bệnh như muỗi nhằm chống bệnh sốt rét trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục tìm kiếm hóa chất thay thế hiệu quả hơn.