Sau 14 tiếng đồng hồ, với sự nỗ lực của lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Thanh Hóa và ngành Đường sắt, khoảng 100m đường ray bị hư hỏng đã được khắc phục an toàn. Đến 14h35 phút, tuyến đường sắt bị hư hỏng do vụ tai nạn gây ra đã được thông suốt. Hiện tại, nguyên nhân của vụ việc đang được các đơn vị chức năng điều tra làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, dù với bất cứ lý do gì, chính quyền sở tại cũng không thể vô can.
Hạn chế của hạ tầng hay ý thức?Tai nạn đường sắt rất ít khi xảy ra so với đường bộ, nhưng khi đã xảy ra nó luôn để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trước tình trạng trên, các đơn vị chức năng từ T.Ư đến địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như xây dựng đường gom, tổ chức gác chắn… tại các đường ngang, lối đi dân sinh, nhưng hiệu quả của các biện pháp này vẫn chưa đạt như mong đợi.
Sáng 24/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm, động viên và chia sẻ với các nạn nhân của vụ lật tàu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia. Tại đây, Bộ trưởng yêu cầu bệnh viện tạo mọi điều kiện chăm sóc và cứu chữa bệnh nhân của vụ lật tàu, điều trị miễn phí cho các nạn nhân. (Nam Trần) |
Dẫu biết, TNGT nói chung và TNGT đường sắt nói riêng là điều không ai muốn. Tuy nhiên, để xảy ra tai nạn, ngoài nguyên nhân xuất phát từ chính người điều khiển phương tiện trên đường bộ thì có một phần trách nhiệm, lỗi chủ quan trong việc không thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban ATGT của các địa phương.Một số chuyên gia cho rằng, số lượng đường ngang lớn, đặc biệt là các tuyến đường ngang tự phát, không có cảnh giới, rào chắn là nguyên nhân làm gia tăng các vụ TNGT đường sắt. Do đó, về lâu về dài, điều quan trọng nhất, sớm hoàn thiện xây dựng đường gom, hầm chui, cầu vượt dọc hành lang đường sắt; quy định rõ trách nhiệm của địa phương có đường sắt đi qua khi xảy ra tai nạn, quản lý đường ngang, lối đi dân sinh, tránh tình trạng, cứ xảy ra tai nạn, nguyên nhân đều đổ lỗi do hạ tầng yếu kém, thiếu quan sát.Đừng chỉ là khẩu hiệuTheo Điều 48, dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) quy định, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung gồm: Phổ biến giáo dục pháp luật đảm bảo an ninh trật tự, ATGT đường sắt. Khi giao đất, thuê đất dọc ngoài hành lang an toàn phải bố trí đất để xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui, hàng rào. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hàng lang ATGT. Quản lý các lối đi tự mở, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở hiện có theo lộ trình, chịu trách nhiệm trong việc phát sinh lối đi tự mở. Đặc biệt, Luật Đường sắt (sửa đổi) cũng quy định, người đứng đầu địa phương có đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra TNGT trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật.Chủ tịch Hiệp hội ATGT Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho rằng, việc quy trách nhiệm cho lãnh đạo các địa phương nếu để xảy ra TNGT nghiêm trọng là điều rất cần thiết. Bởi, khi gắn trách nhiệm thì họ sẽ phải sâu sát và phân công nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị và từ cấp huyện sẽ triển khai xuống cấp xã.
Liên quan đến vụ TNGT đường sắt đặc biệt nghiêm trọng tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa làm 2 người tử vong, 11 người bị thương xảy ra rạng sáng 24/5, Ủy ban ATGT Quốc gia đã có Công điện yêu cầu Công an tỉnh Thanh Hóa khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này, báo cáo Bộ Công an. |