Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tỷ lệ học sinh bỏ học cao

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các tỉnh vùng 6 được thực hiện đầy đủ, minh bạch, đúng quy định.

KTĐT - Việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các tỉnh vùng 6 được thực hiện đầy đủ, minh bạch, đúng quy định.

Sáng hôm qua 29/11, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị giao ban lần I năm học 2009-2010 ngành giáo dục đồng bằng sông Cửu Long tại Cà Mau. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự và chỉ đạo hội nghị. 

 
Theo báo cáo của ông Thái Văn Long, Giám đốc Sở GD Cà Mau, trưởng vùng 6 (Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long), thời gian qua, các Sở GD đã triển khai tốt việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bên cạnh đó đẩy mạnh thực hiện phong trào quyên góp ủng hộ HS các vùng khó khăn. Tính đến tháng 10/2009, các Sở vận động được hơn 34 triệu đồng tiền mặt; 2,3 triệu cuốn tập; dụng cụ học tập (viết thước): 106.578 bộ; sách giáo khoa, sách tham khảo: 545.247 bản; cặp, cặp phao: 36.000 cái; xe đạp gần 4.000 chiếc; quần áo khoảng 22.000 bộ…

Việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các tỉnh vùng 6 được thực hiện đầy đủ, minh bạch, đúng quy định. Tuy nhiên cũng còn một số quy định về chế độ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành GD-ĐT chưa phù hợp như: quy định giáo viên mầm non dạy 8 giờ/ngày; quy định chế độ trả tiền giáo viên dạy thêm giờ không quá 200 tiết/năm; quy định chế độ phụ cấp ưu đãi ngành hiện nay chưa tạo được sự công bằng với các đối tượng là cán bộ viên chức thuộc Sở, Phòng GD-ĐT, cán bộ thư viện, thiết bị (vốn là giáo viên) ở các đơn vị trường học. Ngoài ra, định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Về tình trạng học sinh bỏ học, nhiều năm qua, tỷ lệ HS bỏ học của các tỉnh khu vực ĐBSCL đều chiếm tỷ lệ cao so với cả nước. Tình hình này do một số nguyên nhân chủ yếu là HS học yếu kém, hoàn cảnh gia đình quá nghèo, giao thông ở một số vùng sâu, xa còn quá khó khăn…, trong đó các tỉnh có tỷ lệ cao như: Trà Vinh (7,96%), Hậu Giang (7,7%), Tiền Giang (7,3%).

Sau khi nghe báo cáo tình hình giáo dục từ đầu năm đến nay, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của các địa phương. Với những khó khăn, Bộ trưởng lưu ý các Sở cần có giải pháp hạn chế tình trạng bỏ học. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét những kiến nghị của các Sở để có hướng giải quyết hợp lý nhất.