Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ưu tiên hợp tác, thu hẹp khoảng cách phát triển

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong hai ngày 7 và 8/5, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 18 đã diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước thành viên ASEAN.

KTĐT - Trong hai ngày 7 và 8/5, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 18 đã diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước thành viên ASEAN.

Trong phiên họp toàn thể, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào 2015. Đặc biệt, ASEAN cần xác định các ưu tiên và mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm 2011 và các năm tiếp theo, chỉ định cơ quan đầu mối triển khai; tăng cường công tác điều phối giữa các cơ quan trong từng trụ cột và giữa ba trụ cột.

 

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN thống nhất nhấn mạnh việc cần thiết tiếp tục phát huy các công cụ chính trị - an ninh hiện có của ASEAN. Cụ thể là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF)... Đồng thời, tiếp tục xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế...


Phát biểu tại phiên toàn thể cấp cao ASEAN 18, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Để bảo đảm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, chúng ta cần tiếp tục ưu tiên tăng cường hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, nhất là đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn 2". Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường các trụ cột Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Thủ tướng nhấn mạnh: "Việc thực thi Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN cần được đặt là một trong các ưu tiên hàng đầu hiện nay của ASEAN và đây sẽ là cơ sở quan trọng đóng góp vào việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết vào năm 2015". Theo đó, Thủ tướng kiến nghị ASEAN cần hành động theo 3 điểm nhằm thực hiện nhanh và có hiệu quả kế hoạch trên.


Trong ngày 8/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN đã tham dự phiên họp cấp cao ASEAN lần thứ 18 nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến quan hệ đối ngoại của ASEAN, thúc đẩy và phát huy các cơ chế hợp tác của ASEAN với bên ngoài, cũng như trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, nhất là vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, tình hình tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia… Về chủ đề Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực, dành ưu tiên và nguồn lực cao nhất cho mục tiêu xây dựng Cộng đồng cũng như cho các vấn đề ưu tiên của khu vực, mở rộng quan hệ đối tác và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.


Ngoài ra, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng cho ý kiến về một số văn kiện quan trọng của cấp cao ASEAN 18 như: tình hình Myanmar và việc nước này đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2014; về đề xuất thành lập Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN; về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN... Chiều 8/5, các nhà lãnh đạo ASEAN đã dự lễ bế mạc, kết thúc thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18 tại Jakarta, Indonesia.

 

 

Lào tạm dừng dự án thủy điện Sayabouri

Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 18 tại thủ đô Jakarta của Indonesia, trong cuộc tiếp xúc song phương, sau khi nghe Thủ tướng Thoongsing Thammavong thông báo về việc Lào quyết định tạm dừng dự án thủy điện Sayabouri,

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cảm ơn thông báo hết sức quan trọng và đầy nghĩa tình của Đảng và Chính phủ Lào anh em; cho rằng điều này thể hiện sự hợp tác và quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ Lào đối với đề nghị của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Lào phối hợp với các nước ven sông Mekong, kể cả các nước thượng nguồn là Trung Quốc và Myanmar trong việc khai thác sử dụng bền vững con sông này vì lợi ích của mỗi nước và cả khu vực.