Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vàng quốc tế lại xuống dốc phiên cuối tuần

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng tốt, đẩy giá vàng chìm sâu. Vàng thế giới mất 10 USD so với chốt phiên trước.

Vàng thế giới theo căng thẳng Mỹ - Trung
Đầu tuần, giá vàng thế giới tại thị trường châu Á giao dịch quanh mức 1.195 USD/oz so với chốt phiên cuối tuần trước. Sau 2 phiên giảm nhẹ xuống mức 1.193 USD/oz thì vàng có 2 phiên giữa tuần tăng mạnh. Mức giá cao nhất vàng thế giới có được trong tuần là mức trên 1.208 USD/oz trong ngày 21/9.
Giá vàng tăng trong những phiên giữa tuần là do, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Cụ thể, Chính quyền Mỹ đánh thuế đến 10% lên hàng hóa của Trung Quốc với 200 tỷ USD. Trung Quốc cũng không nhún nhường và tuyên bố đánh thuế từ 5 – 10% đối với 5000 mặt hàng của Mỹ với 60 tỷ USD.
Đến phiên cuối tuần, giá vàng thế giới chịu áp lực từ thông tin kinh tế của Trung Quốc dự báo tăng trưởng tốt. Kết thúc phiên giao dịch tại thị trường Mỹ vào rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới xuống dốc còn 1.198 USD/0z, mất 10 USD trong 1 phiên so với chốt phiên trước.
 Giá vàng SJC trong tuần ít biến động. Ảnh minh họa.

Mở cửa phiên cuối tuần, lú 8 giờ 45 sáng 22/9 (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á giao dịch quanh mức 1.198 USD/oz, cũng giảm 10 USD so với cùng thời điểm này sáng qua. Tính chung, cả tuần vàng thế giới vấn tăng 3 USD so với giá mở cửa tuần.
Chuyên gia cho rằng, tại thời điểm giữa tuần nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc yếu thế trong quan hệ thương mại với Mỹ và dự báo có thể kinh tế của quốc gia này tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên, đến cuối tuần, dự báo của S&P, kinh tế của Trung Quốc vẫn có khả năng tăng trưởng khá mạnh mẽ ở quanh mức 6%/năm từ nay đến hết năm 2020. Điều này đã loại bỏ mọi dự đoán trước đó. Do vậy, nhà đầu tư đã giảm bớt lượng vốn trong vàng để đầu tư các tài sản sinh lời.
Vàng trong nước ít biến động
Tuần qua giá vàng SJC trong nước  cơ bản đi ngang. Mở cửa tuần giá vàng SJC giao dịch trên thị trường tự do tại Hà Nội mua - bán quanh mức 36,52 – 36,7 triệu đồng/lượng.
Tại Tập đoàn Doji cùng lúc niêm yết giá mua - bán vàng SJC ở mức 36,55 - 36,65 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC được Công ty Phú Quý niêm yết ở mức 36,57 - 36,65 triệu đồng/lượng.
Cả tuần, giữa các phiên giá vàng SJC trên thị trường tự do và DN chỉ tăng – giảm trong khoảng 10.000 – 20.000 đồng/lượng. Đến phiên ngày 21/9, khi thị trường vàng thế giới tăng 10 USD/oz thì vàng trong nước mới có phiên tăng cao nhất 40.000 đồng/lượng.
Mở cửa phiên cuối tuần, giá vàng SJC tiếp tục có mức điều chỉnh hạn chế giảm 20.000 đồng/lượng, trong khi vàng quốc tế giới 10 USD/oz.
Cụ thể, lúc 8 giờ 30 giá vàng SJC giao dịch trên thị trường tự do tại TP Hồ Chí Minh mua - bán quanh mức 36,52 – 36,67 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Cùng lúc giá vàng SJC giao dịch trên thị trường tự do tại Hà Nội mua - bán quanh mức 36,52 – 36,69 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giá giữa 2 chiều mua – bán trên các thị trường này là 150.000 – 170.000 đồng/lượng.
Tại Tập đoàn Doji cùng lúc niêm yết giá mua - bán vàng SJC ở mức 36,56 - 36,66 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC được Công ty Phú Quý niêm yết ở mức 36,55 - 36,65 triệu đồng/lượng. 2 đơn vị này giảm 20.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.
Đánh giá của các DN, tuần qua giá vàng cơ bản đi ngang do đó các giao dịch phát sinh chủ yếu là nhỏ lẻ. Nhiều nhà đầu tư cho rằng vàng gần như không còn là kênh đầu tư vì giá tăng - giảm hạn chế. Giao dịch trên thị trường có đến 70 – 75% khách mua vào.
Nhận định của các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung còn 2 ngày nữa mới chính thức khi gói áp thuế có hiệu lực. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thay đổi chính sách đối với DN Mỹ, trong đó gây khó trong việc tăng thời gian kiểm tra hàng hóa, nông sản của Mỹ nhập vào cảng; không cấp giấy đăng ký kinh doanh đối với DN Mỹ vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng … Chuyên gia cho rằng vàng vẫn có thể bật tăng khi gói thuế mới chính thức có hiệu lực.