KTĐT - Một buổi tọa đàm về chủ đề “Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ” đã phác họa lại một giai đoạn lịch sử thể hiện qua các yếu tố văn hóa, nghệ thuật, và đặc biệt là những thay đổi trên mái tóc người con gái Việt Nam theo năm tháng.
Buổi tọa đàm với tên gọi “Rất xa, thật gần,” do Hiệp hội UNESCO Hà Nội, tạp chí Xưa và Nay và Davines Việt Nam phối hợp tổ chức.
Những điển tích “kết tóc xe tơ,” những “lọn tóc đuôi gà,” “tóc mây dợn sóng” hay “tóc thề chấm ngang vai” được gợi về từ những lời ca dao, tục ngữ, vẽ lên trong tâm trí của những con người đương đại hình dung ảo, thực. Qua các bài phân tích, những người tham dự thấy được sự thay đổi trong tư duy và nhận thức của cả một nền văn hóa thông qua những cách tân của các mốt tóc từng thời kì.
Quan niệm thế nào là mái tóc đẹp truyền thống cùng các kinh nghiệm dân gian mà người xưa coi trọng như những phong tục, tập quán chuẩn mực để gìn giữ được mái tóc đẹp theo những quy ước xã hội, cũng như sự dũng cảm dám vượt lên những định kiến xã hội, vượt lên chính mình để hướng tới vẻ đẹp hoàn mĩ được thảo luận sôi nổi.
Các chủ đề xoay quanh mái tóc và nét đẹp trong hội họa, điện ảnh, thi ca… được chia sẻ cởi mở thông qua những trải nghiệm nghề nghiệp và xã hội của chính người trong cuộc. Càng bình luận và tìm tòi người ta lại càng thấy nét đẹp ấy tự nó đã khẳng định được những dấu ấn rất riêng qua các thời kỳ.
Có thể đó là sự cách tân bạo dạn của người thành thị, hay sự bắt chước có chút rụt rè phong cách của các thím khách Tây phương, khi là đơn giản hóa mái tóc cho hợp thời hợp thế, hợp với sự bươn chải công việc hay vai trò của người phụ nữ hiện đại, nhưng có khi lại là cả một sự trăn trở của những tâm hồn dũng cảm, muốn vượt lên những dè bỉu của xã hội, thoát khỏi cái “đoan chính” định kiến và vượt qua chính mình để vươn tới vẻ đẹp hoàn thiện.
Tham gia tọa đàm có các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử: nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng biên tập tạp chí Xưa và nay; ông Đào Hùng - Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian và PGS-TS Nguyễn Xuân Kính - Viện trưởng Viện Văn hóa thuộc viện KHXHNV, giáo sư Nguyễn Văn Huy - Chủ tịch Hội Dân tộc học Việt Nam; PGS-TS Nguyễn Lân Cường - Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam; TS Vũ Thế Long - Giám đốc nhân chủng học và môi trường tại Viện Khảo cổ học của Việt Nam - Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam và đại diện cho thế hệ các nhà tạo tóc Việt Nam đương đại như Minh Tâm, Hồng Phượng-Hải Linh, Trần Hùng.
Buổi tọa đàm với tên gọi “Rất xa, thật gần,” do Hiệp hội UNESCO Hà Nội, tạp chí Xưa và Nay và Davines Việt Nam phối hợp tổ chức.
Những điển tích “kết tóc xe tơ,” những “lọn tóc đuôi gà,” “tóc mây dợn sóng” hay “tóc thề chấm ngang vai” được gợi về từ những lời ca dao, tục ngữ, vẽ lên trong tâm trí của những con người đương đại hình dung ảo, thực. Qua các bài phân tích, những người tham dự thấy được sự thay đổi trong tư duy và nhận thức của cả một nền văn hóa thông qua những cách tân của các mốt tóc từng thời kì.
Quan niệm thế nào là mái tóc đẹp truyền thống cùng các kinh nghiệm dân gian mà người xưa coi trọng như những phong tục, tập quán chuẩn mực để gìn giữ được mái tóc đẹp theo những quy ước xã hội, cũng như sự dũng cảm dám vượt lên những định kiến xã hội, vượt lên chính mình để hướng tới vẻ đẹp hoàn mĩ được thảo luận sôi nổi.
Các chủ đề xoay quanh mái tóc và nét đẹp trong hội họa, điện ảnh, thi ca… được chia sẻ cởi mở thông qua những trải nghiệm nghề nghiệp và xã hội của chính người trong cuộc. Càng bình luận và tìm tòi người ta lại càng thấy nét đẹp ấy tự nó đã khẳng định được những dấu ấn rất riêng qua các thời kỳ.
Có thể đó là sự cách tân bạo dạn của người thành thị, hay sự bắt chước có chút rụt rè phong cách của các thím khách Tây phương, khi là đơn giản hóa mái tóc cho hợp thời hợp thế, hợp với sự bươn chải công việc hay vai trò của người phụ nữ hiện đại, nhưng có khi lại là cả một sự trăn trở của những tâm hồn dũng cảm, muốn vượt lên những dè bỉu của xã hội, thoát khỏi cái “đoan chính” định kiến và vượt qua chính mình để vươn tới vẻ đẹp hoàn thiện.
Tham gia tọa đàm có các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử: nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng biên tập tạp chí Xưa và nay; ông Đào Hùng - Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian và PGS-TS Nguyễn Xuân Kính - Viện trưởng Viện Văn hóa thuộc viện KHXHNV, giáo sư Nguyễn Văn Huy - Chủ tịch Hội Dân tộc học Việt Nam; PGS-TS Nguyễn Lân Cường - Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam; TS Vũ Thế Long - Giám đốc nhân chủng học và môi trường tại Viện Khảo cổ học của Việt Nam - Hội Văn hóa Dân gian Việt Nam và đại diện cho thế hệ các nhà tạo tóc Việt Nam đương đại như Minh Tâm, Hồng Phượng-Hải Linh, Trần Hùng.